Phật pháp ứng dụng Nhất Đế

Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Ðế" trên cỗng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

"Cái này thì thế nào?

"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.

Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Ðế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.
Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Ðế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

Xem thêm:

Nhất Đế

Phật pháp ứng dụng Nhất Đế

Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Ðế" trên cỗng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

"Cái này thì thế nào?

"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.

Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Ðế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.
Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Ðế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Ý nghĩa của hành động bi hùng nầy có nhiều nhưng ngay lúc đó không ngoài việc Ngài đã dùng chính thân xác mình để đốt đuốc soi đường cho những ai dính dáng xa gần đến cuộc đàn áp và tranh đấu của Phật giáo dưới thời Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm. Hơn 50 năm qua, thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy không phải như một kỷ niệm đau buồn, hay bi hùng, cũng không phải như một kiến thức lịch sử cần phải biết mà là để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội này.


Phật pháp ứng dụng Từ ngọn đuốc trí tuệ đến tình yêu thương

Ngày 11 tháng 06 năm 1963 Ngài tự thiêu ngay tại trung tâm Sài-gòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Thế giới rúng động vì cử chỉ từ tốn của Ngài khi chấp tay lạy bốn phương rồi ung dung ngồi xuống kiết già để thực hành việc tự thiêu. Thân xác Ngài chừng một giờ đồng hồ sau đã biến mất. Vâng, biến mất, cuối cùng chỉ còn lại trái tim. Trái tim bất diệt về thực thể và về tượng trưng. 

Với dân chúng và tín hữu thì trái tim bất diệt thực thể ai cũng thấy được, cũng xuýt xoa thán phục sự linh thiêng của Ngài, thân xác đã thành tro bụi nhưng trái tim không mất. Để lại như một dấu ấn rằng Ngài đã đến thế gian nầy và đã ra đi theo một cách thế đặc biệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước và của Phật giáo, để lại như một chứng tích của lòng dũng cảm, dám từ bỏ chính thân xác mình khi cần thiết. 

Về tượng trưng thì trái tim Ngài biểu lộ trong hành vi tự thiêu. Người vô minh, mê muội còn chấp nhất đạo nầy đạo kia, còn ganh tỵ về sự lớn mạnh của một đạo nào đó không phải là đạo của mình nên có những cử chỉ gọi là đàn áp. Mê nên chỉ thấy phần tự do tín ngưỡng của mình mà quên quyền tự do tín ngưỡng của người khác, của thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Mê nên chỉ thấy cần đàn áp để mình được chút vinh danh, chút bổng lộc, chút tư thế trong guồng máy cai trị. 

Ngọn đuốc thắp sáng lên nếu bằng những vật liệu bình thường thì tác dụng thiệt là bình thường, có thể nói là không có gì đáng kể. Đàng nầy Ngài đã lựa chọn phần quí nhứt của con người: mạng sống của chính Ngài. Với một người tu hành, tuy được thấm nhuần trong lý thuyết là thân thể nầy vốn huyễn ảo, có có không không, chẳng gì khác hơn là sự kết hợp của ngũ uẩn và tứ đại nhưng về mặt khác cũng được lưu ý là ta không thể hủy hoại thân thể mình, nó kết hợp với thần thức ta để tạo nên con người ta. Hủy hoại thân xác tức là hủy hoại luôn thần thức của một người. Đó là chưa kể đạo lý bình thường nhứt là phụ công cha mẹ sinh thành nuôi nấng, theo lời dạy của

Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng vốn được lưu truyền trong giới Phật giáo đồ từ thế kỷ 17 đến ngày nay bằng bản chữ Hán và cả bản dịch Nôm được phổ biến sâu rộng trong các chùa chiền. Thế nên ta biết chắc rằng trước khi quyết định tự thiêu Ngài đã suy nghĩ thao thức, cân phân coi đây phải là hành động cần thiết hay không.

Sự suy nghĩ đó nằm trong hai tài liệu quan trọng mà Ngài để lại là Đơn Xin Thiêu Thân gởi cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ và Lời Nguyện Tâm Quyết viết bằng chữ Nôm mà ít người được biết trong đó có những câu toát lên lòng vị tha của Ngài.

Trong Đơn Xin Thiêu Thân Ngài xác nhận rằng mình đi theo con đường chung của Phật Giáo đồ là tranh đấu bất bạo động. Ngài nói rất rõ ràng:

“Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.”

Tự thiêu là con đường bất bạo động tuyệt cùng. Không muốn làm đau đớn cũng như làm hại người khác, dầu cho người khác đó có bách hại tôn giáo mình, tàn sát tín hữu mình.

Trong Lời Nguyện Tâm Quyết mà ta có thể coi là lời tuyệt mệnh của Ngài, ta không thấy một chút xíu giận ghét nào, chỉ thấy lòng Ngài bao la, bình tâm cầu mong cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt giải quyết vấn đề êm đẹp, cầu mong cho Tổng Thống lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo

Chắc chắn rằng dưới mắt Ngài, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là người đối nghịch cần phải triệt diệt, mà chỉ là người vướng mắc trong sự mê lầm nhứt thời cho nên Ngài cầu mong Tổng Thống sáng suốt, sáng suốt với vấn đề và sáng suốt áp dụng sự bình đẳng đối với toàn thể quốc dân. Nhứt là đem tấm lòng từ bi bác ái của con người mà áp dụng cho toàn thể quốc dân.

Những sự việc xảy ra kế đó về sự thay vế đổi ngôi có chết chóc, có bắn giết… sau ngày Ngài tự thiêu là những sự việc của chánh trị trên cao từng, của sự sắp xếp bàn cờ thế giới, của những bàn tay cao thủ ngoài dự kiến của người Việt Nam, kể cả Ngài.

Bài học, cái nhìn ý nghĩa từ hành động của Ngài và sự cố gắng của mỗi người để thực hành bài học đó mới đáng kể, kỳ dư chỉ là phù phiếm, vô ích hay lợi dụng. Ngọn Đuốc Tuệ đã được thắp lên, soi tỏ cho chúng sinh để từ đó giúp chúng sinh thoát khỏi mê lầm. Nhưng chúng sinh có mở mắt chăng đó mới là điều quan trọng.

Tiếp theo Ngọn Đuốc Tuệ của Ngài, nương theo ánh sáng đạo dẫn dắt nên trong suốt thời gian mấy mươi năm trôi qua, biết bao nhiêu tăng ni đã theo gương ngài mà dùng chính thân mình soi sáng đường cho thế gian bớt mê lầm, không phải chỉ trong nước Việt ta mà ở trong các nước Phật giáo khác nữa. Tây Tạng là một trường hợp điển hình với ít nhứt hơn vài trăm cuộc tự thiêu mà báo chí có thể biết được.

Xưa Đức Phật một đêm nọ bỏ cung điện ra đi và nguyện: ‘ Ta sẽ trở về khi thấy Đạo, khi giải thoát nhân gian thoát bể sầu đau.’ Bể sầu đau của nhân sinh, cách nầy hay cách khác, do Sinh Lão Bịnh Tử và do lòng sân si, đam mê vọng động của Tâm thường tình ở bên trong mỗi con người.

Đức Phật ngày xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường cứu vớt nhân sinh, năm 1963 Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng, ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để hằng ngày gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do mà đân tộc ta đương gánh chịu.

Con đường thương yêu đồng bào, thương yêu đồng loại là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăn hái bước lên đi vào hành động… Nam Mô A Di Đà Phật.

Xem thêm:

Từ ngọn đuốc trí tuệ đến tình yêu thương

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Ý nghĩa của hành động bi hùng nầy có nhiều nhưng ngay lúc đó không ngoài việc Ngài đã dùng chính thân xác mình để đốt đuốc soi đường cho những ai dính dáng xa gần đến cuộc đàn áp và tranh đấu của Phật giáo dưới thời Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm. Hơn 50 năm qua, thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy không phải như một kỷ niệm đau buồn, hay bi hùng, cũng không phải như một kiến thức lịch sử cần phải biết mà là để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội này.


Phật pháp ứng dụng Từ ngọn đuốc trí tuệ đến tình yêu thương

Ngày 11 tháng 06 năm 1963 Ngài tự thiêu ngay tại trung tâm Sài-gòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Thế giới rúng động vì cử chỉ từ tốn của Ngài khi chấp tay lạy bốn phương rồi ung dung ngồi xuống kiết già để thực hành việc tự thiêu. Thân xác Ngài chừng một giờ đồng hồ sau đã biến mất. Vâng, biến mất, cuối cùng chỉ còn lại trái tim. Trái tim bất diệt về thực thể và về tượng trưng. 

Với dân chúng và tín hữu thì trái tim bất diệt thực thể ai cũng thấy được, cũng xuýt xoa thán phục sự linh thiêng của Ngài, thân xác đã thành tro bụi nhưng trái tim không mất. Để lại như một dấu ấn rằng Ngài đã đến thế gian nầy và đã ra đi theo một cách thế đặc biệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước và của Phật giáo, để lại như một chứng tích của lòng dũng cảm, dám từ bỏ chính thân xác mình khi cần thiết. 

Về tượng trưng thì trái tim Ngài biểu lộ trong hành vi tự thiêu. Người vô minh, mê muội còn chấp nhất đạo nầy đạo kia, còn ganh tỵ về sự lớn mạnh của một đạo nào đó không phải là đạo của mình nên có những cử chỉ gọi là đàn áp. Mê nên chỉ thấy phần tự do tín ngưỡng của mình mà quên quyền tự do tín ngưỡng của người khác, của thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Mê nên chỉ thấy cần đàn áp để mình được chút vinh danh, chút bổng lộc, chút tư thế trong guồng máy cai trị. 

Ngọn đuốc thắp sáng lên nếu bằng những vật liệu bình thường thì tác dụng thiệt là bình thường, có thể nói là không có gì đáng kể. Đàng nầy Ngài đã lựa chọn phần quí nhứt của con người: mạng sống của chính Ngài. Với một người tu hành, tuy được thấm nhuần trong lý thuyết là thân thể nầy vốn huyễn ảo, có có không không, chẳng gì khác hơn là sự kết hợp của ngũ uẩn và tứ đại nhưng về mặt khác cũng được lưu ý là ta không thể hủy hoại thân thể mình, nó kết hợp với thần thức ta để tạo nên con người ta. Hủy hoại thân xác tức là hủy hoại luôn thần thức của một người. Đó là chưa kể đạo lý bình thường nhứt là phụ công cha mẹ sinh thành nuôi nấng, theo lời dạy của

Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng vốn được lưu truyền trong giới Phật giáo đồ từ thế kỷ 17 đến ngày nay bằng bản chữ Hán và cả bản dịch Nôm được phổ biến sâu rộng trong các chùa chiền. Thế nên ta biết chắc rằng trước khi quyết định tự thiêu Ngài đã suy nghĩ thao thức, cân phân coi đây phải là hành động cần thiết hay không.

Sự suy nghĩ đó nằm trong hai tài liệu quan trọng mà Ngài để lại là Đơn Xin Thiêu Thân gởi cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ và Lời Nguyện Tâm Quyết viết bằng chữ Nôm mà ít người được biết trong đó có những câu toát lên lòng vị tha của Ngài.

Trong Đơn Xin Thiêu Thân Ngài xác nhận rằng mình đi theo con đường chung của Phật Giáo đồ là tranh đấu bất bạo động. Ngài nói rất rõ ràng:

“Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.”

Tự thiêu là con đường bất bạo động tuyệt cùng. Không muốn làm đau đớn cũng như làm hại người khác, dầu cho người khác đó có bách hại tôn giáo mình, tàn sát tín hữu mình.

Trong Lời Nguyện Tâm Quyết mà ta có thể coi là lời tuyệt mệnh của Ngài, ta không thấy một chút xíu giận ghét nào, chỉ thấy lòng Ngài bao la, bình tâm cầu mong cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt giải quyết vấn đề êm đẹp, cầu mong cho Tổng Thống lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo

Chắc chắn rằng dưới mắt Ngài, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là người đối nghịch cần phải triệt diệt, mà chỉ là người vướng mắc trong sự mê lầm nhứt thời cho nên Ngài cầu mong Tổng Thống sáng suốt, sáng suốt với vấn đề và sáng suốt áp dụng sự bình đẳng đối với toàn thể quốc dân. Nhứt là đem tấm lòng từ bi bác ái của con người mà áp dụng cho toàn thể quốc dân.

Những sự việc xảy ra kế đó về sự thay vế đổi ngôi có chết chóc, có bắn giết… sau ngày Ngài tự thiêu là những sự việc của chánh trị trên cao từng, của sự sắp xếp bàn cờ thế giới, của những bàn tay cao thủ ngoài dự kiến của người Việt Nam, kể cả Ngài.

Bài học, cái nhìn ý nghĩa từ hành động của Ngài và sự cố gắng của mỗi người để thực hành bài học đó mới đáng kể, kỳ dư chỉ là phù phiếm, vô ích hay lợi dụng. Ngọn Đuốc Tuệ đã được thắp lên, soi tỏ cho chúng sinh để từ đó giúp chúng sinh thoát khỏi mê lầm. Nhưng chúng sinh có mở mắt chăng đó mới là điều quan trọng.

Tiếp theo Ngọn Đuốc Tuệ của Ngài, nương theo ánh sáng đạo dẫn dắt nên trong suốt thời gian mấy mươi năm trôi qua, biết bao nhiêu tăng ni đã theo gương ngài mà dùng chính thân mình soi sáng đường cho thế gian bớt mê lầm, không phải chỉ trong nước Việt ta mà ở trong các nước Phật giáo khác nữa. Tây Tạng là một trường hợp điển hình với ít nhứt hơn vài trăm cuộc tự thiêu mà báo chí có thể biết được.

Xưa Đức Phật một đêm nọ bỏ cung điện ra đi và nguyện: ‘ Ta sẽ trở về khi thấy Đạo, khi giải thoát nhân gian thoát bể sầu đau.’ Bể sầu đau của nhân sinh, cách nầy hay cách khác, do Sinh Lão Bịnh Tử và do lòng sân si, đam mê vọng động của Tâm thường tình ở bên trong mỗi con người.

Đức Phật ngày xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường cứu vớt nhân sinh, năm 1963 Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng, ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để hằng ngày gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do mà đân tộc ta đương gánh chịu.

Con đường thương yêu đồng bào, thương yêu đồng loại là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăn hái bước lên đi vào hành động… Nam Mô A Di Đà Phật.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng thắp

nhang tàn khói lẫn về đâu?
thắp vô ngôn niệm nguyện cầu thành tâm 
an lành hương sắc thơm thân 
ấm hơi Trời Phật ngát dòng thánh thi 

mạng kiếp duyện nghiệp chi chi
tâm nhân gieo tỉa từ bi mỗi giờ 
kinh niệm không tiếng nam mô
không vịn chuông mõ tan vào mênh mông 

Trời Phật vô ảnh cõi không
hiển linh ẩn hiện theo dòng khói lan 
bao la độ lượng cưu mang
hồn lành giàu đức tin an tâm thiền 

lời kinh ý kệ vô biên
không rộng bằng nỗi niềm riêng tấm lòng 
trang nghiêm thắp tình đầu năm
sắc diện thần thái như trầm hương bay 

nhẹ nhàng tĩnh lặng vơi đầy
những ưu tư nặng tháng ngày vụt tan 
đã diễn nhiều vai nhân gian
minh tinh phút chốc mơ màng băn khoăn? 

nhân vật, tâm linh đã oằn
vai đời trăn trở trắng đen vui buồn 
điện ảnh thế giới yêu thương
sinh động ảo tưởng sắc hương chân tình 

thắp tâm vọng đến thần linh
cũng là dịp để nghe mình lâng lâng 
một kiểu làm thơ không cần
hiện hữu ngôn tự thuận vần xuôi câu 

tình trong tim trí trong đầu
hồn thơ bát ngát quanh châu thân đời 
tự dưng tôi chợt bồi hồi
ngấm tinh khiết chỗ đứng người trang nghiêm

tâm hương tan loãng hồn nhiên 
sao tôi như thấy nỗi niềm bài thơ 
gắng đọc chơi, thật bất ngờ
khói bay cuốn mất dật dờ ba 
hoa rụng hồn vào cõi ta-bà

Xem thêm:

Thắp

Phật pháp ứng dụng thắp

nhang tàn khói lẫn về đâu?
thắp vô ngôn niệm nguyện cầu thành tâm 
an lành hương sắc thơm thân 
ấm hơi Trời Phật ngát dòng thánh thi 

mạng kiếp duyện nghiệp chi chi
tâm nhân gieo tỉa từ bi mỗi giờ 
kinh niệm không tiếng nam mô
không vịn chuông mõ tan vào mênh mông 

Trời Phật vô ảnh cõi không
hiển linh ẩn hiện theo dòng khói lan 
bao la độ lượng cưu mang
hồn lành giàu đức tin an tâm thiền 

lời kinh ý kệ vô biên
không rộng bằng nỗi niềm riêng tấm lòng 
trang nghiêm thắp tình đầu năm
sắc diện thần thái như trầm hương bay 

nhẹ nhàng tĩnh lặng vơi đầy
những ưu tư nặng tháng ngày vụt tan 
đã diễn nhiều vai nhân gian
minh tinh phút chốc mơ màng băn khoăn? 

nhân vật, tâm linh đã oằn
vai đời trăn trở trắng đen vui buồn 
điện ảnh thế giới yêu thương
sinh động ảo tưởng sắc hương chân tình 

thắp tâm vọng đến thần linh
cũng là dịp để nghe mình lâng lâng 
một kiểu làm thơ không cần
hiện hữu ngôn tự thuận vần xuôi câu 

tình trong tim trí trong đầu
hồn thơ bát ngát quanh châu thân đời 
tự dưng tôi chợt bồi hồi
ngấm tinh khiết chỗ đứng người trang nghiêm

tâm hương tan loãng hồn nhiên 
sao tôi như thấy nỗi niềm bài thơ 
gắng đọc chơi, thật bất ngờ
khói bay cuốn mất dật dờ ba 
hoa rụng hồn vào cõi ta-bà

Xem thêm:
Đọc thêm..
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét. Rồi khi còn chập chững biết đi, chắc cũng chưa biết thương-ghét. Thế rồi khi vào trường Mầm Non (Preschool) lúc ba tuổi chắc cũng chưa biết thương-ghét. Có lẽ con người bắt đầu biết thương -ghét hay bộc lộ thương -ghét khi vào trường Mẫu Giáo (Kindergarten) lúc năm tuổi chăng? Một số thương-ghét do giáo dục mà có. 

Một số do nhồi sọ, tuyên truyền, đầu độc mà có. Một số do biên cương, biên giới khác biệt mà có. Một số thương- ghét có thể do tự nhiên mà có, mà Phật Giáo gọi là nghiệp lực của chúng sinh từ vô thủy tới nay. Sự thương-ghét có thể được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. 

Chúng ta không những thù ghét người sống mà thù ghét luôn cả những người đã chết và cả những người ở nơi xa lắc xa lơ mà chúng ta chưa hề biết mặt. Sự thương -ghét của con người, nếu có hình thù, cả hư không vô tận này chắc chứa cũng không hết. Chẳng hạn, ghét một người nhưng thù ghét luôn cả gia đình, họ hàng hay cả nước người ta.

Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.


Phật pháp ứng dụng Sự thương ghét của con người

Sau đây là một số thương ghét, có thể do “bản chất” hay “bản tính” của con người và rất “tự nhiên”. Tự nhiên theo nghĩa nó bộc lộ liền mà không cần lý trí can thiệp:

1) Ghét bỏ cái gì xấu xí. Thương quý cái gì đẹp đẽ. Đàn ông, đàn bà đẹp đẽ là nguồn mê đắm lớn nhất của kiếp người. Con cái trong nhà, đứa xấu xí nhiều khi bị hắt hủi. Cây trái thật ngon, nhưng trông bề ngoài xấu xí nhiều khi cũng không được ưa chuộng.

2) Ghét bỏ cái gì héo tàn. Trân trọng với cái gì tươi tốt. Hoa tươi trưng lên bàn thờ nhưng khi héo rồi thì quăng vào thùng rác không thương tiếc.

3) Ghét sợ cái gì nhọn sắc. Thích cái gì tròn trịa. Cho nên trong Phật Giáo hay dùng chữ “viên” để chỉ sự hoàn hảo như: viên dung, viên mãn, viên giác.

4) Ghét màu sắc chói lọi. Thích màu sắc dịu dàng. Màu sắc chói lọi làm chóa mắt người ta. Con bò thấy màu đỏ (màu máu) là lao vào húc.

5) Ghét thói điểm trang lòe loẹt. Thích lối điểm trang nhã nhặn. Trong hội họa, trường phái sử dụng màu sắc của hoa rừng, thú rừng gọi là Trường Phái Dã Thú.

6) Ghét cái gì bề bộn. Thương cái gì ngăn nắp. Một thành phố dù văn minh như thế nào đi nữa mà đường phố nluộm thuộm, ngổn ngang, vẽ bậy lên tường thì cũng bị chê cười.

7) Ghét sợ cái gì bầy hầy. Thích cái gì lành lặn. Vào siêu thị, nhìn một đống thịt bầy hầy, người ta sợ. Nhưng cũng thịt đó, nếu được cắt và trình bày khéo léo thì người ta lại thích.

8) Không ưa cái gì méo mó, lệch lạc. Thích cái gì vuông vức cho nên người ta nói “Mẹ tròn con vuông” là để chỉ chuyện bình an, tốt lành. Một món đồ dù rất tốt nhưng nếu bị méo mó đi một chút, người ta cũng sẽ từ chối. Chiếc xe mới toanh, bị đụng móp một chút cũng mất giá trị.

9) Ghét sợ cái gì tối tăm. Ưa thích cái gì sáng sủa. Địa ngục thì tối tăm. Cung trời thì rực rỡ. Khi tham dự đám tang, người ta mặc quần áo màu đen. Nhưng hiện nay các chiến binh Hồi Giáo lại dùng màu đen làm biểu tượng cho ngọn cờ của mình. Màu đen đang là màu ưa chuộng của thế kỷ, nhất là ở Trung Đông và Hoa Kỳ.

10) Ghét cái gì tàn bạo. Kính trọng cái gì an lành.

11) Ghét cái gì ngông cuồng. Thích cái gì vừa vừa phai phải.

12) Ghét chiến tranh. Ưa chuộng hòa bình. Nhưng có rất nhiều người hay quốc gia thích chiến tranh, rất thích chém giết mà người ta gọi đó là “diều hâu”, hiếu chiến, trong Phật Giáo gọi là quỷ thần A Tu La.

13) Ghét lời nói dữ dằn. Thích lời nói ôn hòa.

14) Ghét thói tự cao. Ưa lời khiêm tốn.

15) Ghét và khinh miệt lối sống ích kỷ. Quý trọng sự vị tha.

16) Ghét lời nói mỉa mai. Thích lời nói ý tứ.

17) Ghét lời nói bịa đặt. Thương mến người “Có sao nói vậy”.

18) Ghét thù lời nói cay độc. Thích, ưa lời nói hiền hòa.

19) Ghét, khinh lời nói đâm thọc. Kính trọng lời nói ngay thẳng.
20) Ghét khinh lời nói chia rẽ. Kính trọng lời nói đoàn kết. Nhưng trên thế giới này cũng có rất nhiều người thích lời nói

chia rẽ, phổ biến lời nói chia rẽ, kích động hận thù.

21) Ghét  điều  gian  dối. Ưa điều chân thật.

22) Ghét thói lưu manh, lường đảo. Quý, thích sự thật thà.

23) Ghét thói côn đồ. Ưa kẻ hiền lành.

24) Ghét tham quan ô. Kính trọng, quý mến, có khi lập miếu thờ các vị quan liêm chính.

25) Ghét thù bạo chúa. Kính trọng vua hiền đức, có khi lập đền thờ.

26) Ghét  bọn  xu  nịnh. Mến kẻ trung thần.

27) Ghét kẻ phản quốc. Yêu người ái quốc.

28) Ghét kẻ hại người. Quý kẻ cứu người.

29) Ghét kẻ phá hoại. Yêu người xây dựng.

30) Ghét kẻ gian dâm. Thương người đoan chính.

31) Ghét kẻ phản bội. Thương người trung tín.

32) Ghét kẻ phá giới. Kính người trì giới.

33) Khinh kẻ xuất gia mà còn bon chen thế tục. Kính người đạo hạnh.

34) Ghét kẻ nhố nhăng. Thương người mẫu mực. Nhưng hiện nay một số quốc gia Á Châu cũng đang bắt chước thói nhố nhăng của Âu-Mỹ. Nhố nhăng tại Âu-Mỹ lại là biểu tượng của “tự do tư tưởng” và hình như càng nhố nhăng càng được người ta chú ý và thành công nhất là ca sĩ và người mẫu. Sau vụ Chairlie Hebdo, Ô. Tony Blair nói rằng “ Tự do ngôn luận không có giới hạn” tức báo chí muốn chửi ai, thóa mạ ai cũng được.

35) Ghét  kẻ  trọc  phú.  Quý  kẻ  thương người.

36) Ghét  kẻ  ăn  chơi.  Thương  người  cần kiệm.

37) Khinh kẻ ăn bám. Quý người tự lập.

38) Khinh kẻ lười biếng. Quý người chăm chỉ.

39) Ghét kẻ khinh người. Thương người khiêm tốn.

40) Ghét thói mánh mung. Yêu mến thật thà.

41) Ghét thói gian tà. Ưa người ngay thẳng.

42) Khinh ghét lối làm việc vô lương tâm. Kính trọng kẻ làm việc có lương tâm.

43) Ghét lối làm việc vô trách nhiệm. Thương người làm việc cẩn trọng.

44) Ghét thói kiêu căng, tự cho mình là “lãnh đạo”, “number one”, “số một” hay “ông nội” người ta. Quý kẻ biết điều.

45) Và còn cả ngàn vạn thứ thương-ghét khác nữa, không sao kể hết.

Cái mà mình thích thì thương. Thương thì quý trọng, có khi hy sinh cả thân mệnh để bảo vệ. Thử đụng tới con chó mà mình thương thử xem. Có khi giết người ta luôn không biết chừng.

Còn ghét… nhẹ lắm thì, chửi rủa, nói xấu, xa lánh, kỳ thị (không chơi, không giao tiếp), xua đuổi. Mạnh hơn là đốt phá nhà của người ta, giết hại cả gia đình người ta. Những vụ thanh lọc chủng tộc, giết cả trăm ngàn người là chuyện thường.

Đối phó và giải quyết chuyện đúng-sai, thương- ghét là chuyện hàng ngày của thế tục. Nhưng có rất nhiều nơi, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện nay, tôn giáo đã can dự vào để giải quyết, khiến giáo luật trở thành luật pháp quốc gia.

Đối với các tôn giáo thờ Thần Linh, đúng-sai, thương-ghét phải phân biệt rõ ràng và trong kinh điển, họ không ngần ngại tuyên bố loại trừ, tiêu diệt hoặc giết hại những gì “đáng ghét”, chẳng hạn ra lệnh giết chết những kẻ ngoại đạo/dị giáo, tức những người theo một tôn giáo khác với tôn giáo của họ. Sự thương-ghét này đã gây thảm họa cho nhân loại trong một thời gian rất dài.

Thế nhưng đối với Phật Giáo thì có khác. Phật Giáo không bao giờ dung chứa sự kỷ thị, loại trừ, ghét bỏ. Phật Giáo là đạo của bao dung, như biển cả có thể dung chứa cả ngàn con sông đổ vào, như một mẹ có thể nuôi được trăm con. 

Điều đó không có nghĩa là Phật Giáo “ba phải” hoặc không ý thức được thế nào là đúng-sai, phải -trái. Trong Kinh Viên Giác Đức Phật nói rằng, “ Một hạt mưa trong thế giới ta-bà này Như Lai đều biết.” Thế nhưng do lòng thương xót chúng sinh, Đức Phật dạy đức Từ-Bi -Hỉ- Xả. Hơn thế nữa, bản thể của vũ trụ này vốn từ Nhất Nguyên/Nhất Thể rồi tách ra thành Nhị Nguyên/Âm Dương/Lưỡng Cực. Cái Tối cái

Sáng , cái Sinh cái Diệt, cái Đúng cái Sai, cái Phải cái Trái, cái Thương cái Ghét cùng tồn tại và lấn đuổi nhau. Ngàn đời trước đã có đúng-sai và ngàn đời sau đúng -sai vẫn tồn tại. Khi Đức Phật chưa ra đời, con chim đã ăn con sâu. Khi Đức Phật ra đời con chim vẫn ăn con sâu. 

Khi Đức Phật thành đạo và chuyển pháp luân, con chim vẫn ăn con sâu. Và khi Đức Phật nhập diệt, con chim vẫn ăn con sâu. Điều đó có nghĩa là “thế giới này vẫn y như thế” vẫn vận hành bởi “vô minh và tham dục”. Hình tướng thế giới này có đổi thay, nhưng tham-dục và bạo lực vẫn còn nguyên đó. 

Những cái tốt không bị hủy diệt đã đành mà những cái xấu, cái đáng ghét, cái bất ưng cũng không bao giờ bị hủy diệt. Do đó, không thể có chuyện toàn thể thế giới này chỉ có Thương và cũng không thể chỉ toàn có Ghét.

Tình cảm Thương hay Ghét, Đúng hay Sai đều do “nhân duyên giả hợp mà thành ”. Khi mình thích và thương thì tội ác tày trời cũng thấy tốt. Còn khi mình đã ghét thì chuyện tốt, đúng cũng thấy sai. Chẳng hạn, cũng là cái xấu, nếu đứng ngoài thì chúng ta thấy đó là xấu. Nhưng nếu là “ đồng bọn” thì chúng ta lại thương và yêu thích cái xấu đó. 

Một bọn trộm cướp ngồi trong quán nhậu, hả hê cụng ly, khoe khoang thành tích vừa ăn cắp được một chiếc xe hơi chẳng hạn …mà không hề biết đó là hành vi xấu xa. Thấy một người đàn bà bị ném đá tới chết, dù phạm bất cử tội gì, chúng ta đều rùng minh, thương xót. Thế nhưng ở tại các quốc gia như Saudi Arabia, Pakistan, A Phú Hãn, Ấn Độ…ở một vài nơi, đám đông reo hò, và cả bố mẹ cũng rất “hân hoan” khi người ta ném đá tới chết người 
con gái của mình chẳng may lỡ dại hoặc không nghe lời bố mẹ
trong vấn đề hôn nhân.

Do đó, nếu tất cả trái đất này toàn là những người ác hay toàn là quỷ dữ thì: trộm cướp, hiếp dâm, giết người, gian trá, đâm cha chém chú, lừa thầy phản bạn, thác loạn… đều được coi là “ đạo đức” hay “phẩm hạnh” đúng như lời Phật dạy ngài Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ dưới đây.

Chính vì giác ngộ được như thế cho nên Chư Phật, chư vị Bồ Tát ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai, đều đều vượt lên trên chân lý, đúng -sai, tức không bị chân lý hay đúng -sai, thương -ghét ràng buộc. Đó là giải thoát, là an nhiên tự tại. Và khi đã chứng đắc được điều này thì gọi là cái Tâm Viên Giác hay cái Tâm Bình Đẳng, Không Động.

Chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy Ngài Phổ Nhãn Bồ Tát, “Thiện nam tử! Đã thành tựu được tính giác thì Bồ Tát không bị pháp buộc, không cầu pháp cởi, không nhàm chán sinh tử, không yêu mến nát-bàn, không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học, Là vì sao? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét. Vì sao thế? Cái thể của sáng không có hai, không có ghét, không có yêu.” (Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Và Đức Phật dạy Ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát, “Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại tức là giác hoàn toàn. Niệm chính hay niệm không chính đều là giải thoát. Lập được pháp hay phá pháp đều là Nát- bàn. Trí tuệ hay ngu si cũng là Bát Nhã. Bồ Tát hay ngoại đạo thành tựu các pháp đều là Bồ -đề. Vô minh, chân như không khác cảnh giới. Giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phẩm hạnh. Chúng sinh, quốc độ đều đồng một pháp tính. Địa ngục, cung trời đều là tịnh độ. Có tính, không tính đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não hoàn toàn giải thoát. Bể tuệ pháp giới soi rõ các tướng cũng như hư không. Đấy gọi là tính giác tùy thuận của Như Lai.” ( Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Ngày nay thương-ghét do khác biệt tôn giáo hoặc cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, đang là cội nguồn của biết bao tội ác, gây bất an trong xã hội và cho cả thế giới nói chung.

Trong cuộc sống hàng ngày, là Phật tử khiêm tốn, nương theo giáo lý của Đức Phật, để tạo an vui cho chính mình, cho cộng đồng và xa hơn cho đất nước, chúng ta:

- Không làm những gì bị loài người ghét bỏ. Chẳng hạn như chúng ta không gian dối.

- Cố gắng làm những gì mà mọi người thương mến. Chẳng hạn như chúng ta học đức tính thật thà.

- Nhưng chúng ta không bao giờ kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ, thậm chí giết hại những người đang làm những chuyện bị người đời khinh ghét. Nhưng những người làm chuyện bị loài người khinh ghét sẽ gặp quả báo hay nhân quả. Thí dụ: Giết người, buôn bán, chuyển vận ma túy bị tử hình. Lưởng gạt, gian dối bị tù tội. Vu không bị bồi thường. Tắc trách bị mất chức. Hung hăng thì có nhiểu kẻ thù. Tham vọng thì chuốc nhiều đau khổ. Hiếu chiến thì đất nước lâm nguy, tan nát… Những quả báo này không phải lỗi của chúng ta hay do chúng ta làm ra.

Xem thêm:

Sự thương ghét của con người

Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét. Rồi khi còn chập chững biết đi, chắc cũng chưa biết thương-ghét. Thế rồi khi vào trường Mầm Non (Preschool) lúc ba tuổi chắc cũng chưa biết thương-ghét. Có lẽ con người bắt đầu biết thương -ghét hay bộc lộ thương -ghét khi vào trường Mẫu Giáo (Kindergarten) lúc năm tuổi chăng? Một số thương-ghét do giáo dục mà có. 

Một số do nhồi sọ, tuyên truyền, đầu độc mà có. Một số do biên cương, biên giới khác biệt mà có. Một số thương- ghét có thể do tự nhiên mà có, mà Phật Giáo gọi là nghiệp lực của chúng sinh từ vô thủy tới nay. Sự thương-ghét có thể được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. 

Chúng ta không những thù ghét người sống mà thù ghét luôn cả những người đã chết và cả những người ở nơi xa lắc xa lơ mà chúng ta chưa hề biết mặt. Sự thương -ghét của con người, nếu có hình thù, cả hư không vô tận này chắc chứa cũng không hết. Chẳng hạn, ghét một người nhưng thù ghét luôn cả gia đình, họ hàng hay cả nước người ta.

Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.


Phật pháp ứng dụng Sự thương ghét của con người

Sau đây là một số thương ghét, có thể do “bản chất” hay “bản tính” của con người và rất “tự nhiên”. Tự nhiên theo nghĩa nó bộc lộ liền mà không cần lý trí can thiệp:

1) Ghét bỏ cái gì xấu xí. Thương quý cái gì đẹp đẽ. Đàn ông, đàn bà đẹp đẽ là nguồn mê đắm lớn nhất của kiếp người. Con cái trong nhà, đứa xấu xí nhiều khi bị hắt hủi. Cây trái thật ngon, nhưng trông bề ngoài xấu xí nhiều khi cũng không được ưa chuộng.

2) Ghét bỏ cái gì héo tàn. Trân trọng với cái gì tươi tốt. Hoa tươi trưng lên bàn thờ nhưng khi héo rồi thì quăng vào thùng rác không thương tiếc.

3) Ghét sợ cái gì nhọn sắc. Thích cái gì tròn trịa. Cho nên trong Phật Giáo hay dùng chữ “viên” để chỉ sự hoàn hảo như: viên dung, viên mãn, viên giác.

4) Ghét màu sắc chói lọi. Thích màu sắc dịu dàng. Màu sắc chói lọi làm chóa mắt người ta. Con bò thấy màu đỏ (màu máu) là lao vào húc.

5) Ghét thói điểm trang lòe loẹt. Thích lối điểm trang nhã nhặn. Trong hội họa, trường phái sử dụng màu sắc của hoa rừng, thú rừng gọi là Trường Phái Dã Thú.

6) Ghét cái gì bề bộn. Thương cái gì ngăn nắp. Một thành phố dù văn minh như thế nào đi nữa mà đường phố nluộm thuộm, ngổn ngang, vẽ bậy lên tường thì cũng bị chê cười.

7) Ghét sợ cái gì bầy hầy. Thích cái gì lành lặn. Vào siêu thị, nhìn một đống thịt bầy hầy, người ta sợ. Nhưng cũng thịt đó, nếu được cắt và trình bày khéo léo thì người ta lại thích.

8) Không ưa cái gì méo mó, lệch lạc. Thích cái gì vuông vức cho nên người ta nói “Mẹ tròn con vuông” là để chỉ chuyện bình an, tốt lành. Một món đồ dù rất tốt nhưng nếu bị méo mó đi một chút, người ta cũng sẽ từ chối. Chiếc xe mới toanh, bị đụng móp một chút cũng mất giá trị.

9) Ghét sợ cái gì tối tăm. Ưa thích cái gì sáng sủa. Địa ngục thì tối tăm. Cung trời thì rực rỡ. Khi tham dự đám tang, người ta mặc quần áo màu đen. Nhưng hiện nay các chiến binh Hồi Giáo lại dùng màu đen làm biểu tượng cho ngọn cờ của mình. Màu đen đang là màu ưa chuộng của thế kỷ, nhất là ở Trung Đông và Hoa Kỳ.

10) Ghét cái gì tàn bạo. Kính trọng cái gì an lành.

11) Ghét cái gì ngông cuồng. Thích cái gì vừa vừa phai phải.

12) Ghét chiến tranh. Ưa chuộng hòa bình. Nhưng có rất nhiều người hay quốc gia thích chiến tranh, rất thích chém giết mà người ta gọi đó là “diều hâu”, hiếu chiến, trong Phật Giáo gọi là quỷ thần A Tu La.

13) Ghét lời nói dữ dằn. Thích lời nói ôn hòa.

14) Ghét thói tự cao. Ưa lời khiêm tốn.

15) Ghét và khinh miệt lối sống ích kỷ. Quý trọng sự vị tha.

16) Ghét lời nói mỉa mai. Thích lời nói ý tứ.

17) Ghét lời nói bịa đặt. Thương mến người “Có sao nói vậy”.

18) Ghét thù lời nói cay độc. Thích, ưa lời nói hiền hòa.

19) Ghét, khinh lời nói đâm thọc. Kính trọng lời nói ngay thẳng.
20) Ghét khinh lời nói chia rẽ. Kính trọng lời nói đoàn kết. Nhưng trên thế giới này cũng có rất nhiều người thích lời nói

chia rẽ, phổ biến lời nói chia rẽ, kích động hận thù.

21) Ghét  điều  gian  dối. Ưa điều chân thật.

22) Ghét thói lưu manh, lường đảo. Quý, thích sự thật thà.

23) Ghét thói côn đồ. Ưa kẻ hiền lành.

24) Ghét tham quan ô. Kính trọng, quý mến, có khi lập miếu thờ các vị quan liêm chính.

25) Ghét thù bạo chúa. Kính trọng vua hiền đức, có khi lập đền thờ.

26) Ghét  bọn  xu  nịnh. Mến kẻ trung thần.

27) Ghét kẻ phản quốc. Yêu người ái quốc.

28) Ghét kẻ hại người. Quý kẻ cứu người.

29) Ghét kẻ phá hoại. Yêu người xây dựng.

30) Ghét kẻ gian dâm. Thương người đoan chính.

31) Ghét kẻ phản bội. Thương người trung tín.

32) Ghét kẻ phá giới. Kính người trì giới.

33) Khinh kẻ xuất gia mà còn bon chen thế tục. Kính người đạo hạnh.

34) Ghét kẻ nhố nhăng. Thương người mẫu mực. Nhưng hiện nay một số quốc gia Á Châu cũng đang bắt chước thói nhố nhăng của Âu-Mỹ. Nhố nhăng tại Âu-Mỹ lại là biểu tượng của “tự do tư tưởng” và hình như càng nhố nhăng càng được người ta chú ý và thành công nhất là ca sĩ và người mẫu. Sau vụ Chairlie Hebdo, Ô. Tony Blair nói rằng “ Tự do ngôn luận không có giới hạn” tức báo chí muốn chửi ai, thóa mạ ai cũng được.

35) Ghét  kẻ  trọc  phú.  Quý  kẻ  thương người.

36) Ghét  kẻ  ăn  chơi.  Thương  người  cần kiệm.

37) Khinh kẻ ăn bám. Quý người tự lập.

38) Khinh kẻ lười biếng. Quý người chăm chỉ.

39) Ghét kẻ khinh người. Thương người khiêm tốn.

40) Ghét thói mánh mung. Yêu mến thật thà.

41) Ghét thói gian tà. Ưa người ngay thẳng.

42) Khinh ghét lối làm việc vô lương tâm. Kính trọng kẻ làm việc có lương tâm.

43) Ghét lối làm việc vô trách nhiệm. Thương người làm việc cẩn trọng.

44) Ghét thói kiêu căng, tự cho mình là “lãnh đạo”, “number one”, “số một” hay “ông nội” người ta. Quý kẻ biết điều.

45) Và còn cả ngàn vạn thứ thương-ghét khác nữa, không sao kể hết.

Cái mà mình thích thì thương. Thương thì quý trọng, có khi hy sinh cả thân mệnh để bảo vệ. Thử đụng tới con chó mà mình thương thử xem. Có khi giết người ta luôn không biết chừng.

Còn ghét… nhẹ lắm thì, chửi rủa, nói xấu, xa lánh, kỳ thị (không chơi, không giao tiếp), xua đuổi. Mạnh hơn là đốt phá nhà của người ta, giết hại cả gia đình người ta. Những vụ thanh lọc chủng tộc, giết cả trăm ngàn người là chuyện thường.

Đối phó và giải quyết chuyện đúng-sai, thương- ghét là chuyện hàng ngày của thế tục. Nhưng có rất nhiều nơi, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện nay, tôn giáo đã can dự vào để giải quyết, khiến giáo luật trở thành luật pháp quốc gia.

Đối với các tôn giáo thờ Thần Linh, đúng-sai, thương-ghét phải phân biệt rõ ràng và trong kinh điển, họ không ngần ngại tuyên bố loại trừ, tiêu diệt hoặc giết hại những gì “đáng ghét”, chẳng hạn ra lệnh giết chết những kẻ ngoại đạo/dị giáo, tức những người theo một tôn giáo khác với tôn giáo của họ. Sự thương-ghét này đã gây thảm họa cho nhân loại trong một thời gian rất dài.

Thế nhưng đối với Phật Giáo thì có khác. Phật Giáo không bao giờ dung chứa sự kỷ thị, loại trừ, ghét bỏ. Phật Giáo là đạo của bao dung, như biển cả có thể dung chứa cả ngàn con sông đổ vào, như một mẹ có thể nuôi được trăm con. 

Điều đó không có nghĩa là Phật Giáo “ba phải” hoặc không ý thức được thế nào là đúng-sai, phải -trái. Trong Kinh Viên Giác Đức Phật nói rằng, “ Một hạt mưa trong thế giới ta-bà này Như Lai đều biết.” Thế nhưng do lòng thương xót chúng sinh, Đức Phật dạy đức Từ-Bi -Hỉ- Xả. Hơn thế nữa, bản thể của vũ trụ này vốn từ Nhất Nguyên/Nhất Thể rồi tách ra thành Nhị Nguyên/Âm Dương/Lưỡng Cực. Cái Tối cái

Sáng , cái Sinh cái Diệt, cái Đúng cái Sai, cái Phải cái Trái, cái Thương cái Ghét cùng tồn tại và lấn đuổi nhau. Ngàn đời trước đã có đúng-sai và ngàn đời sau đúng -sai vẫn tồn tại. Khi Đức Phật chưa ra đời, con chim đã ăn con sâu. Khi Đức Phật ra đời con chim vẫn ăn con sâu. 

Khi Đức Phật thành đạo và chuyển pháp luân, con chim vẫn ăn con sâu. Và khi Đức Phật nhập diệt, con chim vẫn ăn con sâu. Điều đó có nghĩa là “thế giới này vẫn y như thế” vẫn vận hành bởi “vô minh và tham dục”. Hình tướng thế giới này có đổi thay, nhưng tham-dục và bạo lực vẫn còn nguyên đó. 

Những cái tốt không bị hủy diệt đã đành mà những cái xấu, cái đáng ghét, cái bất ưng cũng không bao giờ bị hủy diệt. Do đó, không thể có chuyện toàn thể thế giới này chỉ có Thương và cũng không thể chỉ toàn có Ghét.

Tình cảm Thương hay Ghét, Đúng hay Sai đều do “nhân duyên giả hợp mà thành ”. Khi mình thích và thương thì tội ác tày trời cũng thấy tốt. Còn khi mình đã ghét thì chuyện tốt, đúng cũng thấy sai. Chẳng hạn, cũng là cái xấu, nếu đứng ngoài thì chúng ta thấy đó là xấu. Nhưng nếu là “ đồng bọn” thì chúng ta lại thương và yêu thích cái xấu đó. 

Một bọn trộm cướp ngồi trong quán nhậu, hả hê cụng ly, khoe khoang thành tích vừa ăn cắp được một chiếc xe hơi chẳng hạn …mà không hề biết đó là hành vi xấu xa. Thấy một người đàn bà bị ném đá tới chết, dù phạm bất cử tội gì, chúng ta đều rùng minh, thương xót. Thế nhưng ở tại các quốc gia như Saudi Arabia, Pakistan, A Phú Hãn, Ấn Độ…ở một vài nơi, đám đông reo hò, và cả bố mẹ cũng rất “hân hoan” khi người ta ném đá tới chết người 
con gái của mình chẳng may lỡ dại hoặc không nghe lời bố mẹ
trong vấn đề hôn nhân.

Do đó, nếu tất cả trái đất này toàn là những người ác hay toàn là quỷ dữ thì: trộm cướp, hiếp dâm, giết người, gian trá, đâm cha chém chú, lừa thầy phản bạn, thác loạn… đều được coi là “ đạo đức” hay “phẩm hạnh” đúng như lời Phật dạy ngài Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ dưới đây.

Chính vì giác ngộ được như thế cho nên Chư Phật, chư vị Bồ Tát ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai, đều đều vượt lên trên chân lý, đúng -sai, tức không bị chân lý hay đúng -sai, thương -ghét ràng buộc. Đó là giải thoát, là an nhiên tự tại. Và khi đã chứng đắc được điều này thì gọi là cái Tâm Viên Giác hay cái Tâm Bình Đẳng, Không Động.

Chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy Ngài Phổ Nhãn Bồ Tát, “Thiện nam tử! Đã thành tựu được tính giác thì Bồ Tát không bị pháp buộc, không cầu pháp cởi, không nhàm chán sinh tử, không yêu mến nát-bàn, không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học, Là vì sao? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét. Vì sao thế? Cái thể của sáng không có hai, không có ghét, không có yêu.” (Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Và Đức Phật dạy Ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát, “Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại tức là giác hoàn toàn. Niệm chính hay niệm không chính đều là giải thoát. Lập được pháp hay phá pháp đều là Nát- bàn. Trí tuệ hay ngu si cũng là Bát Nhã. Bồ Tát hay ngoại đạo thành tựu các pháp đều là Bồ -đề. Vô minh, chân như không khác cảnh giới. Giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phẩm hạnh. Chúng sinh, quốc độ đều đồng một pháp tính. Địa ngục, cung trời đều là tịnh độ. Có tính, không tính đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não hoàn toàn giải thoát. Bể tuệ pháp giới soi rõ các tướng cũng như hư không. Đấy gọi là tính giác tùy thuận của Như Lai.” ( Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Ngày nay thương-ghét do khác biệt tôn giáo hoặc cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, đang là cội nguồn của biết bao tội ác, gây bất an trong xã hội và cho cả thế giới nói chung.

Trong cuộc sống hàng ngày, là Phật tử khiêm tốn, nương theo giáo lý của Đức Phật, để tạo an vui cho chính mình, cho cộng đồng và xa hơn cho đất nước, chúng ta:

- Không làm những gì bị loài người ghét bỏ. Chẳng hạn như chúng ta không gian dối.

- Cố gắng làm những gì mà mọi người thương mến. Chẳng hạn như chúng ta học đức tính thật thà.

- Nhưng chúng ta không bao giờ kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ, thậm chí giết hại những người đang làm những chuyện bị người đời khinh ghét. Nhưng những người làm chuyện bị loài người khinh ghét sẽ gặp quả báo hay nhân quả. Thí dụ: Giết người, buôn bán, chuyển vận ma túy bị tử hình. Lưởng gạt, gian dối bị tù tội. Vu không bị bồi thường. Tắc trách bị mất chức. Hung hăng thì có nhiểu kẻ thù. Tham vọng thì chuốc nhiều đau khổ. Hiếu chiến thì đất nước lâm nguy, tan nát… Những quả báo này không phải lỗi của chúng ta hay do chúng ta làm ra.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mùa xuân đến

Ngào ngạt hương thơm bay theo gió 
Mai vàng hé nụ đón xuân sang

Đồng tiền, thược dược khoe sắc thắm 
Cúc vàng e ấp mĩm cười tươi.

Ô hay chúa xuân đã đến rồi 
Trăm hoa đua nở đón xuân sang 
Chim kêu gọi đàn bay về tổ 
Người về đoàn tụ mái nhà xưa.

Ngoài vườn cây trái nặng trĩu cành 
Mận lê dừa ngọt trái xum xuê

Nào xoài đu đủ thơm thoang thoảng 
Vú sữa mãng cầu chẳng kém ai

Vườn cà cho hoa sắc màu tím 
Luống đậu xanh tươi trái mượt mà 
Giàn mướp đón chào ong thăm hỏi 
Bí rợ bí đao trái thật nhiều.

Mùa xuân đang đến nuôi sức sống 
Trẻ nhỏ tưng bừng áo mới khoe 
Lì xì bì đỏ thêm đầy túi
Chạy nhảy nô đùa thỏa chí vui

Cụ già mừng thọ đông con cháu 
Gia đạo an vui hưởng tuổi trời 
Phúc lộc an khang vinh hiển mãi 
Đổ đạt công thành sáng liệt tông

Giao thừa pháo nổ vang ngoài ngõ 
Nhà trong mâm cổ dâng tiên tổ 
Khói nhang ngào ngạt thơm mùi tết 
Bánh tét bánh dày nhớ tích xưa.

Trống chuông Bát Nhã ngân xa mãi 
Vang tận tam thiên coi đại thiên 
Đón mừng Di Lặc sẽ hạ sanh

Cứu độ nhân gian thoát ách nàn 
Đinh Dậu con gà đang đi đến
Bính Thân con khỉ đã đi qua

Hy vọng năm này hơn năm ngoái 
Thế giới an vui hưởng thái bình.

Xin cầu nhân loại bớt dao binh 
Nhà nhà vui chung câu hội ngộ 
Thiên tai bão lụt xin đừng đến 
Động đất sóng thần mãi đi xa.

Mỗi năm gió đông lạnh lùng qua 
Chuẩn bị xuân sang đón tết về 
Câu chúc mừng tuổi nhau vui vẻ 
Một năm tài lộc đến hiển vinh.

Xem thêm:

Mùa xuân đến

Phật pháp ứng dụng Mùa xuân đến

Ngào ngạt hương thơm bay theo gió 
Mai vàng hé nụ đón xuân sang

Đồng tiền, thược dược khoe sắc thắm 
Cúc vàng e ấp mĩm cười tươi.

Ô hay chúa xuân đã đến rồi 
Trăm hoa đua nở đón xuân sang 
Chim kêu gọi đàn bay về tổ 
Người về đoàn tụ mái nhà xưa.

Ngoài vườn cây trái nặng trĩu cành 
Mận lê dừa ngọt trái xum xuê

Nào xoài đu đủ thơm thoang thoảng 
Vú sữa mãng cầu chẳng kém ai

Vườn cà cho hoa sắc màu tím 
Luống đậu xanh tươi trái mượt mà 
Giàn mướp đón chào ong thăm hỏi 
Bí rợ bí đao trái thật nhiều.

Mùa xuân đang đến nuôi sức sống 
Trẻ nhỏ tưng bừng áo mới khoe 
Lì xì bì đỏ thêm đầy túi
Chạy nhảy nô đùa thỏa chí vui

Cụ già mừng thọ đông con cháu 
Gia đạo an vui hưởng tuổi trời 
Phúc lộc an khang vinh hiển mãi 
Đổ đạt công thành sáng liệt tông

Giao thừa pháo nổ vang ngoài ngõ 
Nhà trong mâm cổ dâng tiên tổ 
Khói nhang ngào ngạt thơm mùi tết 
Bánh tét bánh dày nhớ tích xưa.

Trống chuông Bát Nhã ngân xa mãi 
Vang tận tam thiên coi đại thiên 
Đón mừng Di Lặc sẽ hạ sanh

Cứu độ nhân gian thoát ách nàn 
Đinh Dậu con gà đang đi đến
Bính Thân con khỉ đã đi qua

Hy vọng năm này hơn năm ngoái 
Thế giới an vui hưởng thái bình.

Xin cầu nhân loại bớt dao binh 
Nhà nhà vui chung câu hội ngộ 
Thiên tai bão lụt xin đừng đến 
Động đất sóng thần mãi đi xa.

Mỗi năm gió đông lạnh lùng qua 
Chuẩn bị xuân sang đón tết về 
Câu chúc mừng tuổi nhau vui vẻ 
Một năm tài lộc đến hiển vinh.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Ở đời đừng tìm cầu những việc quá sức. Quá sức thì việc không thành tựu, không thành tựu thì phiền não rầu buồn phát sanh.

Lại chớ nên biếng lười. Biếng lười, thì việc không thành thường sanh tâm hối tiếc, việc đã muộn, thời đã qua.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu chuyện, nay tôi xin kể lại các anh chị trưởng toàn thể đoàn sinh lắng nghe và khó thực hành.


Phật pháp ứng dụng Trung Đạo - kẻ ác hại người hiền

“Thuở Phật còn tại thế, một đêm có thầy Sa Môn tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca-Diếp. Tiếng tụng gấp rút và buồn bã. Thầy nghĩ ăn năn muốn thoái bước, bỗng thấy Phật tiến về phía thầy, thái độ phóng khoáng, thanh thoát, khi gặp nhau Phật ân cần hỏi rằng:

- Ngày trước còn tại gia, ngươi từng làm việc chi?

- Bạch Thế Tôn, con làm nghề khảy đàn cầm ạ.

-       Thế  dây  chùng  quá  thì nên làm thế nào?

- Bạch Thế Tôn, dây chùng quá đàn không kêu.

- Thế dây  căng  quá  thì sao?

- Dây căng quá, bạch Thế Tôn, đàn bặt tiếng mất ạ.

- Thế chẳng chùng, chẳng căng dây trương vừa phải thì thế nào?

- Bạch Thế Tôn, trương vừa phải thì tất cả các âm thanh đều đầy đủ.

- Thầy Sa môn học đạo cũng lại như vậy. Nếu tâm được điều hòa vừa phải thì mình có thể đạt đạo. Còn đối với đạo tâm mình gắt gỏng thì thân phải mệt mỏi ý sanh buồn phiền. Việc hành đạo vì thế thoái hủ. Tội tăng trưởng, vậy nên thanh tịnh an lạc thì đạo không mất.”

Nhờ lời giáo huấn ấy mà không bao lâu sau vị Sa môn chứng đặng quả A La Hán.

Tinh tấn bất thoái nhưng không nên nóng âm thầm miệt mài làm việc chánh thiện. Cứu cánh niết bàn trong tầm tay mình vậy.

KẺ ÁC HẠI NGƯỜI HIỀN

Vô cớ quấy nhiễu người đã là điều quấy. Tác hại đến kẻ hiền lương lại càng quấy hơn.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có thuật lại một câu chuyện làm tỏ rõ nghĩa ấy. "Lúc Phật còn tại thế. Ngày kia có một người thợ săn vào rừng tìm mồi cùng với đàn chó dữ. Trên đường đi anh gặp một tăng sĩ. Trong suốt buổi anh không săn được gì. Lúc trở về anh gặp vị tu sĩ ban sáng. 

Anh nghĩ rằng vì gặp tu sĩ nên xui xẻo. Anh tức giận xua đàn chó tấn công vị tăng, vị tăng liền trèo lên cây. Anh lấy tên bắn vào chân vị tăng. Đau quá vị tăng loay hoay trên cây làm rớt cái y phủ trên người thợ săn. Anh chàng lo gỡ cái y ra, đàn chó ngỡ là người tu sĩ rớt xuống nên bu vào cắn xé. Một lúc sau người thợ săn chết ngay tại chỗ.

Khi đàn chó kéo nhau về cả, tăng sĩ mới tụt xuống cây sửa thi hài người thợ săn nằm ngay thẳng, lấy y đắp lên trên rồi trở về tịnh xá bạch Phật đầu đuôi câu chuyện xin Phật chỉ dạy cho: Hành động như vậy có gây nên ác nghiệp không?

Phật dạy: “Kẻ nào xâm phạm người ôn hòa trong sạch vô tội, quả dữ dội trở lại kẻ cuồng dại ấy, như tung cát bụi ngược chiều gió, cát bụi sẽ bay vào mắt."

Chỉ có hành động nhân từ hòa ái biết nhẫn nhục, chịu đựng, quả cảm, dám hy sinh vì đại nghĩa mới đem lại quả vị an lạc, tươi vui và hạnh phúc.

Xem thêm:

Trung Đạo - kẻ ác hại người hiền

Ở đời đừng tìm cầu những việc quá sức. Quá sức thì việc không thành tựu, không thành tựu thì phiền não rầu buồn phát sanh.

Lại chớ nên biếng lười. Biếng lười, thì việc không thành thường sanh tâm hối tiếc, việc đã muộn, thời đã qua.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có câu chuyện, nay tôi xin kể lại các anh chị trưởng toàn thể đoàn sinh lắng nghe và khó thực hành.


Phật pháp ứng dụng Trung Đạo - kẻ ác hại người hiền

“Thuở Phật còn tại thế, một đêm có thầy Sa Môn tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca-Diếp. Tiếng tụng gấp rút và buồn bã. Thầy nghĩ ăn năn muốn thoái bước, bỗng thấy Phật tiến về phía thầy, thái độ phóng khoáng, thanh thoát, khi gặp nhau Phật ân cần hỏi rằng:

- Ngày trước còn tại gia, ngươi từng làm việc chi?

- Bạch Thế Tôn, con làm nghề khảy đàn cầm ạ.

-       Thế  dây  chùng  quá  thì nên làm thế nào?

- Bạch Thế Tôn, dây chùng quá đàn không kêu.

- Thế dây  căng  quá  thì sao?

- Dây căng quá, bạch Thế Tôn, đàn bặt tiếng mất ạ.

- Thế chẳng chùng, chẳng căng dây trương vừa phải thì thế nào?

- Bạch Thế Tôn, trương vừa phải thì tất cả các âm thanh đều đầy đủ.

- Thầy Sa môn học đạo cũng lại như vậy. Nếu tâm được điều hòa vừa phải thì mình có thể đạt đạo. Còn đối với đạo tâm mình gắt gỏng thì thân phải mệt mỏi ý sanh buồn phiền. Việc hành đạo vì thế thoái hủ. Tội tăng trưởng, vậy nên thanh tịnh an lạc thì đạo không mất.”

Nhờ lời giáo huấn ấy mà không bao lâu sau vị Sa môn chứng đặng quả A La Hán.

Tinh tấn bất thoái nhưng không nên nóng âm thầm miệt mài làm việc chánh thiện. Cứu cánh niết bàn trong tầm tay mình vậy.

KẺ ÁC HẠI NGƯỜI HIỀN

Vô cớ quấy nhiễu người đã là điều quấy. Tác hại đến kẻ hiền lương lại càng quấy hơn.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có thuật lại một câu chuyện làm tỏ rõ nghĩa ấy. "Lúc Phật còn tại thế. Ngày kia có một người thợ săn vào rừng tìm mồi cùng với đàn chó dữ. Trên đường đi anh gặp một tăng sĩ. Trong suốt buổi anh không săn được gì. Lúc trở về anh gặp vị tu sĩ ban sáng. 

Anh nghĩ rằng vì gặp tu sĩ nên xui xẻo. Anh tức giận xua đàn chó tấn công vị tăng, vị tăng liền trèo lên cây. Anh lấy tên bắn vào chân vị tăng. Đau quá vị tăng loay hoay trên cây làm rớt cái y phủ trên người thợ săn. Anh chàng lo gỡ cái y ra, đàn chó ngỡ là người tu sĩ rớt xuống nên bu vào cắn xé. Một lúc sau người thợ săn chết ngay tại chỗ.

Khi đàn chó kéo nhau về cả, tăng sĩ mới tụt xuống cây sửa thi hài người thợ săn nằm ngay thẳng, lấy y đắp lên trên rồi trở về tịnh xá bạch Phật đầu đuôi câu chuyện xin Phật chỉ dạy cho: Hành động như vậy có gây nên ác nghiệp không?

Phật dạy: “Kẻ nào xâm phạm người ôn hòa trong sạch vô tội, quả dữ dội trở lại kẻ cuồng dại ấy, như tung cát bụi ngược chiều gió, cát bụi sẽ bay vào mắt."

Chỉ có hành động nhân từ hòa ái biết nhẫn nhục, chịu đựng, quả cảm, dám hy sinh vì đại nghĩa mới đem lại quả vị an lạc, tươi vui và hạnh phúc.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Quê hương ơi mưa bay

Như nước con sông bỗng thở dài ta buồn không biết ngỏ cùng ai rồi nghe trong gió điều ta nhớ mưa thuở tràn lan lối cỏ cây...

Một thoáng Quê Hương hình ảnh hiện những bầy ma vỗ cánh đêm trăng và mưa như thể vầng trăng khóc ta lạnh bao giờ nỗi Núi Sông?

Ta đứng dưới dòng mưa mái ngói con chim rừng rụt cổ nhìn mưa nhìn con sông chảy bên bờ giậu chim nhớ rừng chăng? Ta nhớ thơ!

Ơi hỡi bạn bè khi bó gối đôi sim hoa tím vượt ngàn lau thèm sao chút nắng hừng đông rọi để thấy đồng xa những ngọn cau!

Xem thêm:

Quê hương ơi mưa bay

Phật pháp ứng dụng Quê hương ơi mưa bay

Như nước con sông bỗng thở dài ta buồn không biết ngỏ cùng ai rồi nghe trong gió điều ta nhớ mưa thuở tràn lan lối cỏ cây...

Một thoáng Quê Hương hình ảnh hiện những bầy ma vỗ cánh đêm trăng và mưa như thể vầng trăng khóc ta lạnh bao giờ nỗi Núi Sông?

Ta đứng dưới dòng mưa mái ngói con chim rừng rụt cổ nhìn mưa nhìn con sông chảy bên bờ giậu chim nhớ rừng chăng? Ta nhớ thơ!

Ơi hỡi bạn bè khi bó gối đôi sim hoa tím vượt ngàn lau thèm sao chút nắng hừng đông rọi để thấy đồng xa những ngọn cau!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mưa tháng chạp

Mưa tháng chạp, mưa hoài không ngớt hột, 
Lạnh qưê người, lạnh buốt tận xương da 
Ngày cuối năm, ngày buồn hìu hắt nhớ
Tết quê người, tết chẳng giống quê ta.

Đêm giao thừa đêm chờ xuân chẳng đến, 
Ngồi một mình, ngồi uống cạn bơ vơ
Ta mới thấy ta một đời lận đận, 
Vẫn theo ta, vẫn trĩu nặng đợi chờ.

Em phương đó em có còn góp nhặt! 
Những ngày xuân, những hẹn ước chia xa 
Buồn đưa tiễn, buồn trông ngày tháng rộng 
Theo đời trôi, theo với những phôi pha

Đêm thao thức đêm về từ buổi trước, 
Trời cuối năm, trời vẫn phủ mây sầu 
Ta vẫn biết, ta một đời dong ruổi 
Còn chút tình, còn giữ mãi cho nhau

Thôi em nhé, thôi một lần lỡ hẹn,
Là trăm năm, là trọn kiếp xuôi giòng, 
Nợ sông núi, nợ tang bồng vẫn giữ, 
Hẹn tao phùng, hẹn trả với non sông.

Xem thêm:

Mưa tháng chạp

Phật pháp ứng dụng Mưa tháng chạp

Mưa tháng chạp, mưa hoài không ngớt hột, 
Lạnh qưê người, lạnh buốt tận xương da 
Ngày cuối năm, ngày buồn hìu hắt nhớ
Tết quê người, tết chẳng giống quê ta.

Đêm giao thừa đêm chờ xuân chẳng đến, 
Ngồi một mình, ngồi uống cạn bơ vơ
Ta mới thấy ta một đời lận đận, 
Vẫn theo ta, vẫn trĩu nặng đợi chờ.

Em phương đó em có còn góp nhặt! 
Những ngày xuân, những hẹn ước chia xa 
Buồn đưa tiễn, buồn trông ngày tháng rộng 
Theo đời trôi, theo với những phôi pha

Đêm thao thức đêm về từ buổi trước, 
Trời cuối năm, trời vẫn phủ mây sầu 
Ta vẫn biết, ta một đời dong ruổi 
Còn chút tình, còn giữ mãi cho nhau

Thôi em nhé, thôi một lần lỡ hẹn,
Là trăm năm, là trọn kiếp xuôi giòng, 
Nợ sông núi, nợ tang bồng vẫn giữ, 
Hẹn tao phùng, hẹn trả với non sông.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ-kheo:

- Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ -kheo, vị Tỷ -kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết- bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm bị đặt sai hướng.

- Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ -kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm được đặt đúng hướng.


Phật pháp ứng dụng Đặt tâm đúng hướng

- Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta biết tâm một người là uế nhiễm, Ta rõ biết: “Nếu trong thời gian này, người này mệnh chung, người ấy bị rơi vào địa ngục như vậy tương xứng.” Vì cớ sao? Này các Tỷ -kheo, vì rằng tâm người ấy uế nhiễm.

Cũng do tâm uế nhiễm làm nhân như vậy, này các Tỷ-kheo, một số loài hữu tình ở đời, sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

- Ở đây, này các Tỷ -kheo, với tâm của Ta biết tâm một người là thanh tịnh, Ta biết rõ: “Nếu trong thời gian này, người này mệnh chung, người ấy được sinh lên Thiên giới như vậy tương xứng.” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng tâm người ấy thanh tịnh.

Cũng do tâm thanh tịnh làm nhân như vậy, này các Tỷ-kheo, một số loài hữu tình ở đời này, sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

LỜI BÀN

Nhiều người nghĩ rằng tu hành là do nơi tự tâm, nói cách khác là tu tâm. Nhưng tâm của con người thì muôn hình vạn trạng “công cũng đứng đầu mà tội cũng đứng nhất” nên biết tu tâm nào? Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, tuy là tu tâm nhưng tâm phải đặt đúng hướng thì mới có thể xuyên thủng vô minh, thành tựu tuệ giác, chứng đắc Niết-bàn.

Một trong những đặc điểm của tâm là dịch chuyển, thay đổi rất mau lẹ như vượn chuyền cành, như ngựa phi ngoài đồng cỏ. Tâm thay đổi, sinh diệt trong từng sát-na nên việc hướng tâm, giữ tâm an trú vào thiện pháp là điều chẳng dễ dàng. Thường thì ban đầu ai cũng tinh tấn, hăng hái tu tập nhưng về sau cứ giải đãi, biếng nhác dần và không ít người thối thất.

Như cây lớn, cành lá nghiêng về hướng nào thì khi bị cưa chắc chắn nó sẽ ngã về hướng đó. Như râu của hạt lúa mì, lúa mạch, nếu đặt đúng hướng mới có thể đâm thủng bàn chân. Cũng vậy, tâm của chúng ta phải nghiêng về giải thoát mới hướng cuộc đời về tịnh lạc. Tâm của chúng ta phải hướng về Giới-Định-Tuệ, vì chỉ có tuệ giác mới có thể chọc thủng vô minh. Do đó, tâm người tu phải luôn hướng về và an trụ trong Chánh pháp mới mong thành đạo nghiệp.

Ngày nay, người tu tuy nhiều nhưng người thành tựu đạo nghiệp Thánh hiền thì không nhiều. Vậy nên “đặt tâm đúng hướng” cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mỗi người con Phật cần suy ngẫm và điều chỉnh để vượt thoát phiền não, thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát, Niết-bàn.

Xem thêm:

Đặt tâm đúng hướng

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ-kheo:

- Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ -kheo, vị Tỷ -kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết- bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm bị đặt sai hướng.

- Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ -kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm được đặt đúng hướng.


Phật pháp ứng dụng Đặt tâm đúng hướng

- Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta biết tâm một người là uế nhiễm, Ta rõ biết: “Nếu trong thời gian này, người này mệnh chung, người ấy bị rơi vào địa ngục như vậy tương xứng.” Vì cớ sao? Này các Tỷ -kheo, vì rằng tâm người ấy uế nhiễm.

Cũng do tâm uế nhiễm làm nhân như vậy, này các Tỷ-kheo, một số loài hữu tình ở đời, sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

- Ở đây, này các Tỷ -kheo, với tâm của Ta biết tâm một người là thanh tịnh, Ta biết rõ: “Nếu trong thời gian này, người này mệnh chung, người ấy được sinh lên Thiên giới như vậy tương xứng.” Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng tâm người ấy thanh tịnh.

Cũng do tâm thanh tịnh làm nhân như vậy, này các Tỷ-kheo, một số loài hữu tình ở đời này, sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

LỜI BÀN

Nhiều người nghĩ rằng tu hành là do nơi tự tâm, nói cách khác là tu tâm. Nhưng tâm của con người thì muôn hình vạn trạng “công cũng đứng đầu mà tội cũng đứng nhất” nên biết tu tâm nào? Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, tuy là tu tâm nhưng tâm phải đặt đúng hướng thì mới có thể xuyên thủng vô minh, thành tựu tuệ giác, chứng đắc Niết-bàn.

Một trong những đặc điểm của tâm là dịch chuyển, thay đổi rất mau lẹ như vượn chuyền cành, như ngựa phi ngoài đồng cỏ. Tâm thay đổi, sinh diệt trong từng sát-na nên việc hướng tâm, giữ tâm an trú vào thiện pháp là điều chẳng dễ dàng. Thường thì ban đầu ai cũng tinh tấn, hăng hái tu tập nhưng về sau cứ giải đãi, biếng nhác dần và không ít người thối thất.

Như cây lớn, cành lá nghiêng về hướng nào thì khi bị cưa chắc chắn nó sẽ ngã về hướng đó. Như râu của hạt lúa mì, lúa mạch, nếu đặt đúng hướng mới có thể đâm thủng bàn chân. Cũng vậy, tâm của chúng ta phải nghiêng về giải thoát mới hướng cuộc đời về tịnh lạc. Tâm của chúng ta phải hướng về Giới-Định-Tuệ, vì chỉ có tuệ giác mới có thể chọc thủng vô minh. Do đó, tâm người tu phải luôn hướng về và an trụ trong Chánh pháp mới mong thành đạo nghiệp.

Ngày nay, người tu tuy nhiều nhưng người thành tựu đạo nghiệp Thánh hiền thì không nhiều. Vậy nên “đặt tâm đúng hướng” cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mỗi người con Phật cần suy ngẫm và điều chỉnh để vượt thoát phiền não, thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát, Niết-bàn.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Lại một mùa đông nữa đến. Cái lạnh tái tê như ngàn mũi kim châm vào da thịt. Có khi cái lạnh len lỏi vào tận cùng lòng người. Đôi lúc nó như bất chợt châm thẳng vào trái tim buốt nhói từng cơn. Gió rít lên từng chặp, tiếng gió tựa như bà lão đau răng rên hừ hừ. Đôi môi Thu tê cóng, hai hàm răng va vào nhau lập cập. 


Phật pháp ứng dụng cánh én mùa xuân

Cô thở ra, rồi lấy hai bàn tay khum lại hứng lấy xoa xoa cho ấm. Năm nay cái lạnh đến sớm hơn và theo như dự báo – mùa đông sẽ kèm theo nhiều cơn mưa và những đợt áp thấp nhiệt đới xen kẽ. Mùa đông, là mùa của đôi lứa yêu nhau và tìm về nhau để sưởi ấm. Đó cũng là mùa cưới. Là mùa những đàn chim di trú đi tìm miền đất hứa. Còn với Thu – lại là mùa cô đơn.

Thu dồn những cành hoa còn lại trong ngày vào một cái thùng. Cô dọn vệ sinh thau chậu, để chuẩn bị cho ngày lấy hàng sớm mai. Hôm nay cô bán cũng tàm tạm. Chủ yếu là hoa Cát tường, Lạy ơn hồng và đỏ, nhiều nhất vẫn là các nhánh Lan. Hoa Hồng hình như ít ai mua vào mùa này, ngoại trừ là khách mua theo đơn đặt hàng.

Lượng hoa Hồng còn hơi nhiều. Loài hoa minh chứng cho tình yêu, nhưng tình yêu qua hoa dường như cũng đã mai một trong thời đại chuộng kỹ thuật và thực dụng. Nào là

– Nhung hồng với cánh hoa pha sắc tím dịu dàng. Hồng vàng như một nàng tiểu thư kiêu kỳ con nhà cành vàng lá ngọc. Những cánh Hồng tiểu muội có phần dân dã, thân thiện hơn. Đặc biệt, vẫn không thể sánh với loài Nhung đỏ. Loại này hoa lớn, cánh dày, thân to lá xanh đậm. 

Nàng Nhung đỏ giương những cái gai sắc nhọn, lại còn hơi khum xuống giống như móc câu, màu nổi bật. Những móc gai ấy, chàng trai nào bị nàng móc phải không để lại thương tích thì cũng xuýt xoa đôi chút:

- Mi đẹp thế này mà ít ai để mắt tới, có phải mi quá tự cao, tự phụ – rằng ta “ nữ hoàng của các loài hoa.” Ta chỉ dành cho các đấng minh vương công tử. Còn các thần dân thì đừng hòng có ý mơ mộng tới chứ gì. Thật trớ trêu! Mi càng đẹp thì lại càng cô đơn hơn…”

Nhánh Nhung rung rinh trong tay cô như không đồng tình với lời kết luận ấy.

- Thôi được – Mi không đồng tình thì thôi! Cô lặt bớt những cánh hoa bị dập kém sắc, để chúng lúc nào cũng tươi rói, rạng rỡ. Cô vẫn thường nói chuyện với chúng như người bạn, bởi cô biết chúng nghe và hiểu được. Cô vừa làm vừa nói chuyện không để ý một người khách mới bước vào.

- Chào cô, này cô ơi… ơi – Cô có thể cho tôi một bó hoa đặc biệt… Tiếng ông khách hỏi sang lần thứ hai cô mới giật mình quay lại.

- Chào ông. Ông cần mua gì ạ? Xin lỗi tôi không chú ý – Cô trả lời.

- Cô cho tôi một bó, nhưng nó phải bao hàm được nghĩa: “Thật cao sang nhưng đừng quá lộ liễu, đầy ắp tình thương và bao dung, một chút thẹn thùng của cô gái, một tí của mệnh phụ phu nhân. Thêm một tẹo hương đồng gió nội…”- Ông khách nói yêu cầu của mình. Đôi mắt không ngớt nhìn Thu, vừa như chờ đợi, vừa như giải bày lòng mình.

- Theo yêu cầu của ông, có lẽ tôi sẽ phải gói hết cửa hàng hoa này mất – Cô đùa và nhìn ông khách đầy thích thú xen một chút phân vân, lạ lẫm.

- Xin ông vui lòng đợi một lát. Cô nói và nhìn lại ông khách một lần nữa để khẳng định đây không phải là một yêu cầu đùa cợt như một vài người tới mua hoa tán tỉnh. Không hiểu sao, Thu chợt nhận ra nơi lòng mình một niềm vui, ấm áp, mới lạ!

- Phải mất nửa tiếng sau cô mới gói xong bó hoa đặc biệt đó. Mặc dù nó không đầy đủ lắm. Cô ôm bó hoa trân trọng trao cho ông khách và nói:

- Lẵng hoa này ông phải tặng cho một người thật đặc biệt. Nhưng ước gì… Cô bỏ lửng câu nói.

- Sao, cô nói sao? Ông khách ngạc nhiên hỏi lại. Nét tươi vui hiện rõ trong ánh nhìn tràn đầy cảm xúc và hy vọng của ông.

- Ồ! không có gì. Chúc ông vạn sự may mắn – Cô bẻn lẻn
nói lời tiễn khách.

- Cám ơn cô – Ông khách đáp lễ. Ra đến cửa ông còn tần ngần quay lại muốn nói thêm điều gì đó, nhưng lại im lặng bước đi. Thu nhìn theo ông, mơ hồ hiểu ông khách muốn nói điều gì với mình. Ông đã đi xa, nhưng trong cô dào dạt một niềm luyến nhớ, ngẩn ngơ…

Cả thành phố như đang chuẩn bị cho ngày giao thoa giữa trời và đất đầu năm mới. Giao thoa giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt hơn là giữa con người với con người. Tâm trạng ai ai cũng như vừa nô nức, vừa lo lắng. Phố xá sáng trưng với muôn ánh đèn rực rỡ. Rộn ràng với đủ màu sắc áo hòa với trăm hoa khoe thắm. Thành phố như đang thở nhanh hơn. Cứ nhìn dòng người lưu chuyển không ngừng nghỉ, đầy vội vã khắp phố phường thì biết nhịp sống đang sôi động đến dường nào.

Mặc dù, công việc mua bán những ngày cuối năm thật bận rộn, nhưng trong lòng cô luôn đau đáu một nỗi buồn, một nỗi nhớ mà không sao có thể bù lấp được. Cô nhớ mẹ –Người đã cho cô may mắn hiện diện trên cõi đời này, rồi lại vội vã bỏ cô bơ vơ. 

Những lời Người nhắn nhủ trước lúc ra đi, cứ xoáy vào trái tim non nớt của cô đau nhói. Cửa hàng hoa bé nhỏ của mẹ, giờ được chuyển thành phương kế sinh nhai cả đời cô. Cô yêu từng cánh hoa, từng loài hoa, cho dù cô không hiểu hết chúng như Bà. Cô luôn có cảm giác là mẹ hóa thân vào chúng: “Lòng Mẹ độ lượng thanh cao như đóa Sen. Thẹn thùng mong manh như nàng Violet. Chung tình như nhánh Lưu ly bé nhỏ nhưng vẫn kiên cường như bụi Xương rồng trước gian truân cuộc đời. 

Dù thế, Mẹ vẫn không mất đi nét kiêu sa bông Hồng vàng rực rỡ. Một chút hoang dại của Sim, thoang thoảng tóc mẹ mùi Hoàng lan, mỗi khi cô được mẹ ôm vào lòng… Mẹ – trong lòng cô như một vị thần. Cô nói thầm với chính mình. Cô nhớ lại hôm gặp ông khách lần trước. Cô gói cho ông bó hoa như gói tất cả lòng cô cho Mẹ. Cứ mỗi lần nhớ Bà, nước mắt lại dâng tràn khóe mi. Cô nuốt nước mắt vào trong, lại thì thầm gọi: “Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi”.

- Chào cô, giao thừa rồi mà cô vẫn chưa nghỉ sao? Ông khách hôm trước ở đâu bỗng dưng xuất hiện. - Cô ngước lên và chạm phải đôi mắt đang chăm chú nhìn vào cô như dò hỏi. Ánh mắt hai người giao nhau ngỡ ngàng. Cô thẹn thùng cúi xuống che lấp một điều gì đó vừa lóe lên và hình như trái tim cô vừa đập lỗi nhịp.

- Ôi ! chào ông. Rất vui được gặp lại ông, Ông cần gì không? Cô hỏi giọng hân ho-an.

- Vậy lần này cô cho tôi một bó, mà nó phải gói hết trái tim và cả tình yêu của tôi trong đó. Ông khách yêu cầu, nhưng đôi mắt ông như lại biết cười – ông tiếp, giọng chân thành:

- Cô thử nhìn xem, tôi trông có già lắm không?. Cô có thể vui lòng gọi tôi bằng “anh” thay cho lời chúc may mắn năm mới được không?” Câu nói bất ngờ của ông, khiến Thu ngại ngùng, hơi cúi
đầu, bối rối.

- Dạ..dạ… Thu ấp úng. Cô mạnh dạn ngẩng lên, nhìn lại ông như để suy đoán. Quả là ông không là già, mà cũng chẳng còn trẻ. Khuôn mặt dày dạn phong sương. Điểm đặc biệt là đôi mắt sâu hun hút đầy bí ẩn và ấm áp. Cô lắc lắc cái đầu như cố xua đuổi ý nghĩ vừa hé mở:

- Anh.. anh.. chúc năm mới an lành!” Cô lí nhí nói và trao bó hoa cho người.

- Em có thể đón nhận nó không?
Ông đưa ngược lại bó hoa cho cô:

“Anh xin tặng em và cho phép anh được mời em đi dạo một lát. Ta đi đón thời phút giao thời thiêng liêng của vũ trụ và của tình yêu…”

Thu e lệ, đi nép vào vai anh. Anh choàng tay qua vai cô kéo nhẹ vào lòng như che chở. Bầu trời sáng bừng. Những bông hoa, bao ánh mắt, nụ cười của mọi người xung quanh sáng lên lấp lánh hạnh phúc. Cô nói thầm: “Con cám ơn Mẹ!”

Xem thêm:

Cánh én mùa xuân

Lại một mùa đông nữa đến. Cái lạnh tái tê như ngàn mũi kim châm vào da thịt. Có khi cái lạnh len lỏi vào tận cùng lòng người. Đôi lúc nó như bất chợt châm thẳng vào trái tim buốt nhói từng cơn. Gió rít lên từng chặp, tiếng gió tựa như bà lão đau răng rên hừ hừ. Đôi môi Thu tê cóng, hai hàm răng va vào nhau lập cập. 


Phật pháp ứng dụng cánh én mùa xuân

Cô thở ra, rồi lấy hai bàn tay khum lại hứng lấy xoa xoa cho ấm. Năm nay cái lạnh đến sớm hơn và theo như dự báo – mùa đông sẽ kèm theo nhiều cơn mưa và những đợt áp thấp nhiệt đới xen kẽ. Mùa đông, là mùa của đôi lứa yêu nhau và tìm về nhau để sưởi ấm. Đó cũng là mùa cưới. Là mùa những đàn chim di trú đi tìm miền đất hứa. Còn với Thu – lại là mùa cô đơn.

Thu dồn những cành hoa còn lại trong ngày vào một cái thùng. Cô dọn vệ sinh thau chậu, để chuẩn bị cho ngày lấy hàng sớm mai. Hôm nay cô bán cũng tàm tạm. Chủ yếu là hoa Cát tường, Lạy ơn hồng và đỏ, nhiều nhất vẫn là các nhánh Lan. Hoa Hồng hình như ít ai mua vào mùa này, ngoại trừ là khách mua theo đơn đặt hàng.

Lượng hoa Hồng còn hơi nhiều. Loài hoa minh chứng cho tình yêu, nhưng tình yêu qua hoa dường như cũng đã mai một trong thời đại chuộng kỹ thuật và thực dụng. Nào là

– Nhung hồng với cánh hoa pha sắc tím dịu dàng. Hồng vàng như một nàng tiểu thư kiêu kỳ con nhà cành vàng lá ngọc. Những cánh Hồng tiểu muội có phần dân dã, thân thiện hơn. Đặc biệt, vẫn không thể sánh với loài Nhung đỏ. Loại này hoa lớn, cánh dày, thân to lá xanh đậm. 

Nàng Nhung đỏ giương những cái gai sắc nhọn, lại còn hơi khum xuống giống như móc câu, màu nổi bật. Những móc gai ấy, chàng trai nào bị nàng móc phải không để lại thương tích thì cũng xuýt xoa đôi chút:

- Mi đẹp thế này mà ít ai để mắt tới, có phải mi quá tự cao, tự phụ – rằng ta “ nữ hoàng của các loài hoa.” Ta chỉ dành cho các đấng minh vương công tử. Còn các thần dân thì đừng hòng có ý mơ mộng tới chứ gì. Thật trớ trêu! Mi càng đẹp thì lại càng cô đơn hơn…”

Nhánh Nhung rung rinh trong tay cô như không đồng tình với lời kết luận ấy.

- Thôi được – Mi không đồng tình thì thôi! Cô lặt bớt những cánh hoa bị dập kém sắc, để chúng lúc nào cũng tươi rói, rạng rỡ. Cô vẫn thường nói chuyện với chúng như người bạn, bởi cô biết chúng nghe và hiểu được. Cô vừa làm vừa nói chuyện không để ý một người khách mới bước vào.

- Chào cô, này cô ơi… ơi – Cô có thể cho tôi một bó hoa đặc biệt… Tiếng ông khách hỏi sang lần thứ hai cô mới giật mình quay lại.

- Chào ông. Ông cần mua gì ạ? Xin lỗi tôi không chú ý – Cô trả lời.

- Cô cho tôi một bó, nhưng nó phải bao hàm được nghĩa: “Thật cao sang nhưng đừng quá lộ liễu, đầy ắp tình thương và bao dung, một chút thẹn thùng của cô gái, một tí của mệnh phụ phu nhân. Thêm một tẹo hương đồng gió nội…”- Ông khách nói yêu cầu của mình. Đôi mắt không ngớt nhìn Thu, vừa như chờ đợi, vừa như giải bày lòng mình.

- Theo yêu cầu của ông, có lẽ tôi sẽ phải gói hết cửa hàng hoa này mất – Cô đùa và nhìn ông khách đầy thích thú xen một chút phân vân, lạ lẫm.

- Xin ông vui lòng đợi một lát. Cô nói và nhìn lại ông khách một lần nữa để khẳng định đây không phải là một yêu cầu đùa cợt như một vài người tới mua hoa tán tỉnh. Không hiểu sao, Thu chợt nhận ra nơi lòng mình một niềm vui, ấm áp, mới lạ!

- Phải mất nửa tiếng sau cô mới gói xong bó hoa đặc biệt đó. Mặc dù nó không đầy đủ lắm. Cô ôm bó hoa trân trọng trao cho ông khách và nói:

- Lẵng hoa này ông phải tặng cho một người thật đặc biệt. Nhưng ước gì… Cô bỏ lửng câu nói.

- Sao, cô nói sao? Ông khách ngạc nhiên hỏi lại. Nét tươi vui hiện rõ trong ánh nhìn tràn đầy cảm xúc và hy vọng của ông.

- Ồ! không có gì. Chúc ông vạn sự may mắn – Cô bẻn lẻn
nói lời tiễn khách.

- Cám ơn cô – Ông khách đáp lễ. Ra đến cửa ông còn tần ngần quay lại muốn nói thêm điều gì đó, nhưng lại im lặng bước đi. Thu nhìn theo ông, mơ hồ hiểu ông khách muốn nói điều gì với mình. Ông đã đi xa, nhưng trong cô dào dạt một niềm luyến nhớ, ngẩn ngơ…

Cả thành phố như đang chuẩn bị cho ngày giao thoa giữa trời và đất đầu năm mới. Giao thoa giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt hơn là giữa con người với con người. Tâm trạng ai ai cũng như vừa nô nức, vừa lo lắng. Phố xá sáng trưng với muôn ánh đèn rực rỡ. Rộn ràng với đủ màu sắc áo hòa với trăm hoa khoe thắm. Thành phố như đang thở nhanh hơn. Cứ nhìn dòng người lưu chuyển không ngừng nghỉ, đầy vội vã khắp phố phường thì biết nhịp sống đang sôi động đến dường nào.

Mặc dù, công việc mua bán những ngày cuối năm thật bận rộn, nhưng trong lòng cô luôn đau đáu một nỗi buồn, một nỗi nhớ mà không sao có thể bù lấp được. Cô nhớ mẹ –Người đã cho cô may mắn hiện diện trên cõi đời này, rồi lại vội vã bỏ cô bơ vơ. 

Những lời Người nhắn nhủ trước lúc ra đi, cứ xoáy vào trái tim non nớt của cô đau nhói. Cửa hàng hoa bé nhỏ của mẹ, giờ được chuyển thành phương kế sinh nhai cả đời cô. Cô yêu từng cánh hoa, từng loài hoa, cho dù cô không hiểu hết chúng như Bà. Cô luôn có cảm giác là mẹ hóa thân vào chúng: “Lòng Mẹ độ lượng thanh cao như đóa Sen. Thẹn thùng mong manh như nàng Violet. Chung tình như nhánh Lưu ly bé nhỏ nhưng vẫn kiên cường như bụi Xương rồng trước gian truân cuộc đời. 

Dù thế, Mẹ vẫn không mất đi nét kiêu sa bông Hồng vàng rực rỡ. Một chút hoang dại của Sim, thoang thoảng tóc mẹ mùi Hoàng lan, mỗi khi cô được mẹ ôm vào lòng… Mẹ – trong lòng cô như một vị thần. Cô nói thầm với chính mình. Cô nhớ lại hôm gặp ông khách lần trước. Cô gói cho ông bó hoa như gói tất cả lòng cô cho Mẹ. Cứ mỗi lần nhớ Bà, nước mắt lại dâng tràn khóe mi. Cô nuốt nước mắt vào trong, lại thì thầm gọi: “Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi”.

- Chào cô, giao thừa rồi mà cô vẫn chưa nghỉ sao? Ông khách hôm trước ở đâu bỗng dưng xuất hiện. - Cô ngước lên và chạm phải đôi mắt đang chăm chú nhìn vào cô như dò hỏi. Ánh mắt hai người giao nhau ngỡ ngàng. Cô thẹn thùng cúi xuống che lấp một điều gì đó vừa lóe lên và hình như trái tim cô vừa đập lỗi nhịp.

- Ôi ! chào ông. Rất vui được gặp lại ông, Ông cần gì không? Cô hỏi giọng hân ho-an.

- Vậy lần này cô cho tôi một bó, mà nó phải gói hết trái tim và cả tình yêu của tôi trong đó. Ông khách yêu cầu, nhưng đôi mắt ông như lại biết cười – ông tiếp, giọng chân thành:

- Cô thử nhìn xem, tôi trông có già lắm không?. Cô có thể vui lòng gọi tôi bằng “anh” thay cho lời chúc may mắn năm mới được không?” Câu nói bất ngờ của ông, khiến Thu ngại ngùng, hơi cúi
đầu, bối rối.

- Dạ..dạ… Thu ấp úng. Cô mạnh dạn ngẩng lên, nhìn lại ông như để suy đoán. Quả là ông không là già, mà cũng chẳng còn trẻ. Khuôn mặt dày dạn phong sương. Điểm đặc biệt là đôi mắt sâu hun hút đầy bí ẩn và ấm áp. Cô lắc lắc cái đầu như cố xua đuổi ý nghĩ vừa hé mở:

- Anh.. anh.. chúc năm mới an lành!” Cô lí nhí nói và trao bó hoa cho người.

- Em có thể đón nhận nó không?
Ông đưa ngược lại bó hoa cho cô:

“Anh xin tặng em và cho phép anh được mời em đi dạo một lát. Ta đi đón thời phút giao thời thiêng liêng của vũ trụ và của tình yêu…”

Thu e lệ, đi nép vào vai anh. Anh choàng tay qua vai cô kéo nhẹ vào lòng như che chở. Bầu trời sáng bừng. Những bông hoa, bao ánh mắt, nụ cười của mọi người xung quanh sáng lên lấp lánh hạnh phúc. Cô nói thầm: “Con cám ơn Mẹ!”

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bát trăng đầy

Trên đỉnh trời gió hú
Vào khoảng trống mênh mông Ven rừng, cây khiêu vũ
Biển hát khúc muôn trùng.

Cơn mưa nào đêm trước
Còn ẩm ướt xương da
Sỏi đá nằm thiêm thiếp
Mặt đất tràn phong ba.

Những cánh chim tiền kiếp
Còn lưu lạc phương nào
Những con đường ly biệt
Lá rụng vàng chiêm bao.

Hãy nghe từng cơn gió
Cứ thổi suốt đêm ngày
Ai ngồi trên đồi cỏ
Hứng một bát trăng đầy.

Bát trăng đầy

Phật pháp ứng dụng Bát trăng đầy

Trên đỉnh trời gió hú
Vào khoảng trống mênh mông Ven rừng, cây khiêu vũ
Biển hát khúc muôn trùng.

Cơn mưa nào đêm trước
Còn ẩm ướt xương da
Sỏi đá nằm thiêm thiếp
Mặt đất tràn phong ba.

Những cánh chim tiền kiếp
Còn lưu lạc phương nào
Những con đường ly biệt
Lá rụng vàng chiêm bao.

Hãy nghe từng cơn gió
Cứ thổi suốt đêm ngày
Ai ngồi trên đồi cỏ
Hứng một bát trăng đầy.
Đọc thêm..
Đại sư Bạch Ẩn nói: “Thường có một số người hay gom góp thật nhiều để có nếp sống xa hoa, cho sự trù phú của ngôi chùa sẽ làm tăng vẻ hào nhoáng cho việc giảng pháp.

Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ, coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo, xem vẻ đẹp hấp dẫn và sự kiêu ngạo như những đức tính, và cho rằng lòng tin của tín đồ đối với họ là dấu hiệu cho thấy họ đã giác ngộ được pháp Phật. Nhưng đáng buồn nhất là họ đem cái thân xác con người có được này ra làm nô lệ cho sự mưu cầu danh lợi chôn vùi Phật tánh vô thượng dưới những lớp bụi ảo tưởng chồng chất…”
Giải thích:

Thiền sư Bạch Ẩn phân tích để thấy: Sự trù phú của một ngôi chùa, việc ăn nói lưu loát và lòng tin của Phật tử đối với một thiền giả, chưa hẳn đã là thứ biểu trưng cho việc thiền giả đó có đủ Định Tuệ. Đây nói CHƯA HẲN, vì những việc như thế có thể xảy ra với một vị có Định Tuệ nhưng vẫn có thể xảy ra nơi một vị không có Định Tuệ. Phân biệt như thế, để chúng ta hiểu phước báu và Định Tuệ không phải một. Có phước báu chưa hẳn đã có Định Tuệ. Có thể lấy việc hiện tại ở thế gian để chứng tri: Người có thể xây mấy ngôi chùa chưa hẳn đã biết gì về giáo lý thiền, huống là hành thiền để nói là có Định Tuệ. Sự trù phú không phải là Định Tuệ

Tăng ni nếu chẳng niệm Phật, thiền tọa v.v… mà chỉ lo tập trung làm việc phước thiện như cứu trợ, cúng dường các chùa, các trường hạ, lo việc phật sự thì quả báo của những việc đó là sự sung túc, đệ tử đông v.v… chứ không thể là Định Tuệ. Định Tuệ là cái quả của Chỉ Quán, của Niệm Phật Tam Muội v.v… không phải là cái quả phát sinh trực tiếp từ bố thí cúng dường.

Phát tâm tu Phật một thời gian, đây nói tu Phật không nói tu phước, bỗng thấy mọi thứ chung quanh thay đổi: Từ ngôi nhà hay ngôi chùa cũ rích bỗng trở thành nguy nga tráng lệ, tiền bạc bắt đầu hanh thông v.v… thế là cái niệm tự mãn nẩy sinh, cho đó là kết quả tu hành thành công của mình. Ừ, đó là do kết quả tu hành của mình, nhưng chỉ mới ở mặt phước đức, chưa hẳn là do định lực và trí tuệ phát triển. Nếu mình lầm lẫm giữa hai việc này với nhau thì mình rơi vào chỗ mà Đại sư đã nói: “Coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo”.

Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên. Còn mình tu Phật, mình đã khoát lên người chiếc áo của Như Lai thì “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.” Muốn cầu Phật đạo thì Định Tuệ phải có. Không có Định Tuệ thì không có Phật đạo. Bản thân mình đã không có Định Tuệ thì lấy gì để hóa độ chúng sinh hướng về Phật đạo?

Không có Định Tuệ mà phước báu càng lớn thì có khi nguy hại càng nhiều. Bởi nó khiến mình không thể dừng mà cũng không có ý muốn dừng. Mình bị cuốn phăng trong dòng phước báu mênh mông. Ý thức được sự nguy hại của nó, chưa chắc đã thoát ra được, huống là không ý thức, cứ nhập nhèm cái quả phước đức với Định Tuệ?


Phật pháp ứng dụng Phước báu không phải là Định Tuệ

Trong quá trình xây dựng thiền viện Trí Đức, thầy T.H. đã ra đi. Tôi không tiếp xúc nhiều với thầy nhưng vẫn nghe thầy là một người đáng nể trong việc phật sự cũng như tu học, thành nghe tin thầy mất, tôi không khỏi sửng sốt và đau đớn.

Chết và sống là chuyện thường tình ở nhân gian. Không ai chịu trách nhiệm về cái chết của ai được. Bởi con người là kẻ tạo nghiệp và thừa tự cái nghiệp mình tự gây tạo đó. Nhân duyên của thầy như thế thì việc xảy ra là như thế.

Xây dựng Trí Đức cũng là việc phải làm, bởi thiền sinh ngày càng đông và phật tử cần có chỗ tu học. Mọi thứ là cần thiết, không có gì dư thừa. Việc làm và sự ra đi của thầy là cao quí. Nhưng không hiểu sao, cái chết ấy cứ xoáy mạnh vào tâm can tôi như một lời nhắc nhở: Làm phật sự, NẾU KHÔNG KHÉO cũng chính là đang chạy theo tướng bên ngoài. Chạy theo tướng bên ngoài thì giết chết tuệ mạng của người tu. Tuệ mạng của mình đã chết thì tuệ mạng chúng sinh hữu duyên với mình cũng không còn. Bởi lấy gì để hướng chúng sinh của mình về Phật đạo?

Cho nên, ngay với phật sự, mình cũng cần phải sàng lọc xem thứ gì cần thiết, thứ gì dư thừa để cân đối nhịp nhàng giữa Phước Báu và Định Tuệ, giữa tự lợi và lợi tha. Với những hình thức có vẻ như phật sự chứ chưa hẳn là phật sự, mình càng phải cẩn trọng. Bởi thứ gì cũng dễ huân vào tạng thức, làm mầm mống sinh khởi tập nghiệp trong những kiếp sau. Định Tuệ đã lỏng thì chánh dễ thành tà. Tà kiến rồi thì việc lợi tha chưa hẳn là lợi tha.

Thầy Tổ và những bậc đi trước đã xả thân để chúng ta có được chỗ tu học khang trang tươm tất. Có lẽ, điều mong ước của chư vị không gì hơn là lớp hậu sinh có đủ điều kiện và thời gian để tập trung toàn bộ cho việc thực hành xứ mạng mà Như Lai đã giao phó: “Trên cầu Phật đạo. Dưới hóa độ chúng sinh.”

Muốn đền đáp ít nhiều công ơn đó, không gì hơn là phải phát triển Định Tuệ của chính mình, đó là tự lợi. Tự lợi được ít nhiều rồi thì phải lợi tha. Đó là giúp những người hữu duyên với mình cùng phát triển Định Tuệ như mình.

Trên là phần Đại sư cảnh tỉnh người tu về vấn đề hưởng thụ phước báu. Chúng tôi ghi ra đây để chúng ta không lầm phước báu là Định Tuệ. Tăng ni không lầm, phật tử cũng không lầm, thì việc xây dựng một ngôi Tam bảo cho bằng chị bằng em, không phải là cái mốc mà người tu nhắm đến. Không đặt mục tiêu sai lầm, ta mới không vướng vào những chuyện sai lầm.

Nếu một ngôi thiền viện được xây dựng cho thật lớn, không phải để giải quyết việc tu học cho tăng ni và phật tử, nhưng vì xây dựng nó, ta phải đầu tư khá nhiều tâm lực đến nỗi không có thì giờ tu hành, suốt ngày chỉ lo chạy vạy, nợ nần, mượn tiền người không trả v.v... khiến phật tử có cái nhìn không tốt về đạo hạnh của một người tu, thì việc tự lợi của mình còn chưa xong, nói là lợi tha hay truyền bá chánh pháp?

Hòa thượng Thường Chiếu vẫn dạy tăng ni cũng như phật tử nên hoàn chỉnh phần chánh báo cho tốt. Chánh báo tốt rồi thì y báo đương nhiên đầy đủ, không cần phải chạy vạy lo toan. Lo toan chạy vạy đến nỗi quên mất việc tu học cho bản thân, lại khiến tam nghiệp thành bất tịnh, là ta đang đi ngược lại với lời dạy của Phật Tổ. Quả xấu khó tránh khỏi trong tương lai. Đều do thiếu chánh kiến mà ra.

Ăn nói lưu loát chưa hẳn là có trí tuệ Kế, Đại sư dạy về vấn đề ngôn luận: “Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ.” Câu này tương đương với câu ta hay nghe hiện nay ‘Nói thì hay mà làm không hay’. Cái ‘hay’ nói đó là cái hay của việc ‘hay nói’ và ‘nói nhiều’, không phải là cái thực sự ‘hay’ trong việc nói pháp. Vì sao? Vì thứ gì muốn nói hay, dù là pháp thế gian, đòi hỏi phải có trải nghiệm ít nhiều mới có thể nói hay, mới có thể đi vào lòng người, huống là Phật pháp, nhất là pháp tối thượng.

Cho nên, nếu có hay cũng chỉ là cái hay của thế gian, thứ mà ta hay gọi là khéo miệng, hoặc  là  những  cái  hay  thuộc  về  hình tướng như nhân quả v.v… Còn những thứ  thuộc  phần  tâm  thức  thâm sâu, nếu không có sự trải nghiệm ít nhiều thì không thể nói hay.

Thứ gì chỉ do học hỏi không do trải nghiệm mà ra, thì câu trước dù đúng, qua đến câu sau cũng dễ trật, không có sự nhất quán trước sau. Thứ ta thấy nói hay, chẳng qua vì người nói ‘không hay’ mà mình không biết, tưởng là ‘hay’, hoặc mình lấy cái ‘hay’ của  một  sự  này  làm  nền  tảng khỏa lấp hết những cái ‘không hay’ khác  mà  mình  không  biết.  Như  vin vào nốt ruồi đen của người da trắng mà cho người da trắng ấy da đen. Đó là lý do vì sao mình thấy người đó nói hay mà trên sự thì chỉ mới ở phần giới luật đã thấy họ giữ không nổi. Chẳng qua vì những cái họ nói ‘không hay’, mình không đủ trình độ nhận thức để hiểu cho cặn kẽ.

Đứng ở mặt nhân quả mà nói, cái quả mình nhận được trong hiện tại, đều có cái nhân  quá khứ. Mình nói chuyện trên trời mà thiên hạ vẫn tin vẫn nghe, đó là do cái phước cái đức  thời quá khứ. Phải có phước đức thế nào đó ở quá khứ giờ nói thiên hạ mới chịu nghe. Không có cái phước đức ấy làm nền tảng, dẻo miệng bao nhiêu cũng thành vô duyên. Có điều, trong cái phước đang hiện tiền đó, mình dụng cái khéo của mình là vì lợi ích cho người hay vì một lợi ích chung, thì phước tạo phước. Nếu dụng cái phước ấy vì lợi ích cho bản thân thì đó là phước tạo họa. Với các sự khác cũng như vậy.

Phân tích thì như thế, nhưng cái chính không phải để hướng ra ngoài phê phán hay luận bàn mà để thiền giả ‘Phản quan tự kỷ,’ để rút kinh nghiệm cho chính mình.

Phước báu không phải là Định Tuệ

Đại sư Bạch Ẩn nói: “Thường có một số người hay gom góp thật nhiều để có nếp sống xa hoa, cho sự trù phú của ngôi chùa sẽ làm tăng vẻ hào nhoáng cho việc giảng pháp.

Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ, coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo, xem vẻ đẹp hấp dẫn và sự kiêu ngạo như những đức tính, và cho rằng lòng tin của tín đồ đối với họ là dấu hiệu cho thấy họ đã giác ngộ được pháp Phật. Nhưng đáng buồn nhất là họ đem cái thân xác con người có được này ra làm nô lệ cho sự mưu cầu danh lợi chôn vùi Phật tánh vô thượng dưới những lớp bụi ảo tưởng chồng chất…”
Giải thích:

Thiền sư Bạch Ẩn phân tích để thấy: Sự trù phú của một ngôi chùa, việc ăn nói lưu loát và lòng tin của Phật tử đối với một thiền giả, chưa hẳn đã là thứ biểu trưng cho việc thiền giả đó có đủ Định Tuệ. Đây nói CHƯA HẲN, vì những việc như thế có thể xảy ra với một vị có Định Tuệ nhưng vẫn có thể xảy ra nơi một vị không có Định Tuệ. Phân biệt như thế, để chúng ta hiểu phước báu và Định Tuệ không phải một. Có phước báu chưa hẳn đã có Định Tuệ. Có thể lấy việc hiện tại ở thế gian để chứng tri: Người có thể xây mấy ngôi chùa chưa hẳn đã biết gì về giáo lý thiền, huống là hành thiền để nói là có Định Tuệ. Sự trù phú không phải là Định Tuệ

Tăng ni nếu chẳng niệm Phật, thiền tọa v.v… mà chỉ lo tập trung làm việc phước thiện như cứu trợ, cúng dường các chùa, các trường hạ, lo việc phật sự thì quả báo của những việc đó là sự sung túc, đệ tử đông v.v… chứ không thể là Định Tuệ. Định Tuệ là cái quả của Chỉ Quán, của Niệm Phật Tam Muội v.v… không phải là cái quả phát sinh trực tiếp từ bố thí cúng dường.

Phát tâm tu Phật một thời gian, đây nói tu Phật không nói tu phước, bỗng thấy mọi thứ chung quanh thay đổi: Từ ngôi nhà hay ngôi chùa cũ rích bỗng trở thành nguy nga tráng lệ, tiền bạc bắt đầu hanh thông v.v… thế là cái niệm tự mãn nẩy sinh, cho đó là kết quả tu hành thành công của mình. Ừ, đó là do kết quả tu hành của mình, nhưng chỉ mới ở mặt phước đức, chưa hẳn là do định lực và trí tuệ phát triển. Nếu mình lầm lẫm giữa hai việc này với nhau thì mình rơi vào chỗ mà Đại sư đã nói: “Coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo”.

Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên. Còn mình tu Phật, mình đã khoát lên người chiếc áo của Như Lai thì “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.” Muốn cầu Phật đạo thì Định Tuệ phải có. Không có Định Tuệ thì không có Phật đạo. Bản thân mình đã không có Định Tuệ thì lấy gì để hóa độ chúng sinh hướng về Phật đạo?

Không có Định Tuệ mà phước báu càng lớn thì có khi nguy hại càng nhiều. Bởi nó khiến mình không thể dừng mà cũng không có ý muốn dừng. Mình bị cuốn phăng trong dòng phước báu mênh mông. Ý thức được sự nguy hại của nó, chưa chắc đã thoát ra được, huống là không ý thức, cứ nhập nhèm cái quả phước đức với Định Tuệ?


Phật pháp ứng dụng Phước báu không phải là Định Tuệ

Trong quá trình xây dựng thiền viện Trí Đức, thầy T.H. đã ra đi. Tôi không tiếp xúc nhiều với thầy nhưng vẫn nghe thầy là một người đáng nể trong việc phật sự cũng như tu học, thành nghe tin thầy mất, tôi không khỏi sửng sốt và đau đớn.

Chết và sống là chuyện thường tình ở nhân gian. Không ai chịu trách nhiệm về cái chết của ai được. Bởi con người là kẻ tạo nghiệp và thừa tự cái nghiệp mình tự gây tạo đó. Nhân duyên của thầy như thế thì việc xảy ra là như thế.

Xây dựng Trí Đức cũng là việc phải làm, bởi thiền sinh ngày càng đông và phật tử cần có chỗ tu học. Mọi thứ là cần thiết, không có gì dư thừa. Việc làm và sự ra đi của thầy là cao quí. Nhưng không hiểu sao, cái chết ấy cứ xoáy mạnh vào tâm can tôi như một lời nhắc nhở: Làm phật sự, NẾU KHÔNG KHÉO cũng chính là đang chạy theo tướng bên ngoài. Chạy theo tướng bên ngoài thì giết chết tuệ mạng của người tu. Tuệ mạng của mình đã chết thì tuệ mạng chúng sinh hữu duyên với mình cũng không còn. Bởi lấy gì để hướng chúng sinh của mình về Phật đạo?

Cho nên, ngay với phật sự, mình cũng cần phải sàng lọc xem thứ gì cần thiết, thứ gì dư thừa để cân đối nhịp nhàng giữa Phước Báu và Định Tuệ, giữa tự lợi và lợi tha. Với những hình thức có vẻ như phật sự chứ chưa hẳn là phật sự, mình càng phải cẩn trọng. Bởi thứ gì cũng dễ huân vào tạng thức, làm mầm mống sinh khởi tập nghiệp trong những kiếp sau. Định Tuệ đã lỏng thì chánh dễ thành tà. Tà kiến rồi thì việc lợi tha chưa hẳn là lợi tha.

Thầy Tổ và những bậc đi trước đã xả thân để chúng ta có được chỗ tu học khang trang tươm tất. Có lẽ, điều mong ước của chư vị không gì hơn là lớp hậu sinh có đủ điều kiện và thời gian để tập trung toàn bộ cho việc thực hành xứ mạng mà Như Lai đã giao phó: “Trên cầu Phật đạo. Dưới hóa độ chúng sinh.”

Muốn đền đáp ít nhiều công ơn đó, không gì hơn là phải phát triển Định Tuệ của chính mình, đó là tự lợi. Tự lợi được ít nhiều rồi thì phải lợi tha. Đó là giúp những người hữu duyên với mình cùng phát triển Định Tuệ như mình.

Trên là phần Đại sư cảnh tỉnh người tu về vấn đề hưởng thụ phước báu. Chúng tôi ghi ra đây để chúng ta không lầm phước báu là Định Tuệ. Tăng ni không lầm, phật tử cũng không lầm, thì việc xây dựng một ngôi Tam bảo cho bằng chị bằng em, không phải là cái mốc mà người tu nhắm đến. Không đặt mục tiêu sai lầm, ta mới không vướng vào những chuyện sai lầm.

Nếu một ngôi thiền viện được xây dựng cho thật lớn, không phải để giải quyết việc tu học cho tăng ni và phật tử, nhưng vì xây dựng nó, ta phải đầu tư khá nhiều tâm lực đến nỗi không có thì giờ tu hành, suốt ngày chỉ lo chạy vạy, nợ nần, mượn tiền người không trả v.v... khiến phật tử có cái nhìn không tốt về đạo hạnh của một người tu, thì việc tự lợi của mình còn chưa xong, nói là lợi tha hay truyền bá chánh pháp?

Hòa thượng Thường Chiếu vẫn dạy tăng ni cũng như phật tử nên hoàn chỉnh phần chánh báo cho tốt. Chánh báo tốt rồi thì y báo đương nhiên đầy đủ, không cần phải chạy vạy lo toan. Lo toan chạy vạy đến nỗi quên mất việc tu học cho bản thân, lại khiến tam nghiệp thành bất tịnh, là ta đang đi ngược lại với lời dạy của Phật Tổ. Quả xấu khó tránh khỏi trong tương lai. Đều do thiếu chánh kiến mà ra.

Ăn nói lưu loát chưa hẳn là có trí tuệ Kế, Đại sư dạy về vấn đề ngôn luận: “Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ.” Câu này tương đương với câu ta hay nghe hiện nay ‘Nói thì hay mà làm không hay’. Cái ‘hay’ nói đó là cái hay của việc ‘hay nói’ và ‘nói nhiều’, không phải là cái thực sự ‘hay’ trong việc nói pháp. Vì sao? Vì thứ gì muốn nói hay, dù là pháp thế gian, đòi hỏi phải có trải nghiệm ít nhiều mới có thể nói hay, mới có thể đi vào lòng người, huống là Phật pháp, nhất là pháp tối thượng.

Cho nên, nếu có hay cũng chỉ là cái hay của thế gian, thứ mà ta hay gọi là khéo miệng, hoặc  là  những  cái  hay  thuộc  về  hình tướng như nhân quả v.v… Còn những thứ  thuộc  phần  tâm  thức  thâm sâu, nếu không có sự trải nghiệm ít nhiều thì không thể nói hay.

Thứ gì chỉ do học hỏi không do trải nghiệm mà ra, thì câu trước dù đúng, qua đến câu sau cũng dễ trật, không có sự nhất quán trước sau. Thứ ta thấy nói hay, chẳng qua vì người nói ‘không hay’ mà mình không biết, tưởng là ‘hay’, hoặc mình lấy cái ‘hay’ của  một  sự  này  làm  nền  tảng khỏa lấp hết những cái ‘không hay’ khác  mà  mình  không  biết.  Như  vin vào nốt ruồi đen của người da trắng mà cho người da trắng ấy da đen. Đó là lý do vì sao mình thấy người đó nói hay mà trên sự thì chỉ mới ở phần giới luật đã thấy họ giữ không nổi. Chẳng qua vì những cái họ nói ‘không hay’, mình không đủ trình độ nhận thức để hiểu cho cặn kẽ.

Đứng ở mặt nhân quả mà nói, cái quả mình nhận được trong hiện tại, đều có cái nhân  quá khứ. Mình nói chuyện trên trời mà thiên hạ vẫn tin vẫn nghe, đó là do cái phước cái đức  thời quá khứ. Phải có phước đức thế nào đó ở quá khứ giờ nói thiên hạ mới chịu nghe. Không có cái phước đức ấy làm nền tảng, dẻo miệng bao nhiêu cũng thành vô duyên. Có điều, trong cái phước đang hiện tiền đó, mình dụng cái khéo của mình là vì lợi ích cho người hay vì một lợi ích chung, thì phước tạo phước. Nếu dụng cái phước ấy vì lợi ích cho bản thân thì đó là phước tạo họa. Với các sự khác cũng như vậy.

Phân tích thì như thế, nhưng cái chính không phải để hướng ra ngoài phê phán hay luận bàn mà để thiền giả ‘Phản quan tự kỷ,’ để rút kinh nghiệm cho chính mình.
Đọc thêm..
Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.


Phật pháp ứng dụng thưởng xuân

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.

Thưởng xuân

Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.


Phật pháp ứng dụng thưởng xuân

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.
Đọc thêm..
Có câu chuyện vui về một người cưỡi một con ngựa đang phi như bay trên đường. Khi anh và con ngựa chạy ngang qua một khu phố, có vài người quen đứng bên đường thấy vậy gọi với theo, “Anh có việc gì phải đi đâu mà vội vã thế?” Anh ta ngoái đầu lại và nói lớn, “Tôi cũng không biết nữa, hỏi con ngựa kìa!”

Trong thời đại của kỷ nguyên thông tin ngày nay, information age, mọi việc xảy ra rất nhanh lẹ và dồn dập, cuộc sống chúng ta dường như cũng bị lôi cuốn theo cùng với một nhịp độ ấy. Mỗi sáng sớm thức dậy, cái mà ta nhìn đầu tiên là chiếc đồng hồ ở bên cạnh, một ngày của ta cũng được bắt đầu dưới sự chỉ huy của thời giờ. Tốc độ và sự bận rộn trong cuộc sống đôi lúc cũng khiến ta cảm thấy mình cũng giống như anh chàng trong câu truyện ấy.

Có lần tôi đi nghe nhạc với một người bạn. Trong phần giao lưu với khán giả, có người hỏi anh ca sĩ nổi tiếng ấy rằng anh có dự định gì cho tương lai của mình không? Anh đáp, bây giờ sự nghiệp anh vẫn còn “đang lên” nên chưa muốn bị ràng buộc hay nghĩ gì đến tương lai xa xôi hết. Anh chỉ muốn tận hưởng những cơ hội mà anh hiện đang có, dù rằng anh phải tạm gác lại một số công việc quan trọng khác, ngay cả cuộc sống riêng của mình… Mà những gì anh chia sẻ cũng rất thật phải không bạn? Đôi khi chúng ta cũng như người đang cưỡi con ngựa chạy như bay, ta không thể dừng lại được.

Có lẽ cái cảm giác rằng khi ta hoàn tất được một số việc nào đó, đạt được những gì mình muốn, chúng mang lại cho ta một cảm nhận rằng cuộc sống mình có phẩm chất và có hướng đi rõ ràng hơn. Vì vậy cho nên chúng ta lúc nào cũng phải làm một việc gì, theo đuổi một cái gì đó, và khi không làm gì hết ta lại cảm thấy như là mình đang hoang phí thời giờ.

Nhưng nếu như trong cuộc sống, có những lúc ta dừng lại không làm gì, thì đó có là một sự vô ích chăng?

Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những giây phút chờ đợi, bắt ta phải dừng lại, không làm gì hết. Nhưng chúng không phải là những thời gian vô ích đâu bạn! Thật ra đó có thể là món quà quý giá mà cuộc sống thỉnh thoảng dâng tặng cho mình, nếu như ta biết cách tiếp nhận chúng.


Phật pháp ứng dụng món quà của sự chờ đợi

Bà Jan Chozen Bays, một giáo thọ của dòng thiền Nhật bản, có chia sẻ về một món quà quý giá mà sự dừng lại trong cuộc sống vội vã này có thể dâng tặng cho chúng ta.

“Trong đời sống, mỗi khi chúng ta bị bắt buộc phải dừng lại và chờ đợi, ví dụ như khi bị kẹt xe trên đường, ta thường có khuynh hướng muốn làm một cái gì đó để lảng tránh cái cảm giác chờ đợi khó chịu ấy. Ta mở radio lên, gọi điện thoại, xem email, hay ngồi đó bực dọc. Nhưng nếu như ta có một ý thức sáng tỏ về những giây phút chờ đợi ấy, chúng sẽ trở thành những cơ hội thực tập giúp mang lại sự tỉnh thức cho mình trong cuộc sống hằng ngày.”

Chờ đợi là một sự kiện rất bình thường của đời sống nhưng lại thường gây cho chúng ta một cảm xúc khó chịu. Nhưng ta có thể biến đó trở thành một món quà tặng đặc biệt cho chính mình, một cơ hội, một thời gian để thiền tập. Và sự lợi lạc của nó cũng gấp đôi: trước hết, ta chuyển hóa được cảm giác khó chịu, tiêu cực của mình, và thêm nữa, bất cứ một giây phút nào của cuộc sống cũng có thể là một cơ hội thiền tập của ta.

Và sự thực tập này cũng rất là đơn giản. Mỗi khi phải chờ đợi một việc gì, trước hết bạn hãy chú ý đến những cảm thọ nào đang có mặt trong thân mình, chúng là biểu hiện của những ý nghĩ và cảm xúc vội vã trong ta như là sự nôn nóng, bất an. Và mỗi lần ta không để cho những ý nghĩ và cảm xúc ấy biến trở thành quả trái, ví dụ như sự bực tức khi bị kẹt xe, hay nôn nóng vì người xếp hàng phía trước quá chậm, là ta đang làm giảm bớt đi năng lượng tiêu cực của những tập quán, thói quen xưa cũ trong tâm mình.

Nếu như ta đừng để bánh xe tâm của mình tiếp tục lăn theo cùng một vết lún sâu trên con đường mòn dẫn ta đi xuống một con đầm lầy, thì rồi một ngày vết lún ấy cũng sẽ được phủ lấp lại bằng phẳng như xưa. Cuối cùng rồi thì những thói quen bực tức, những phản ứng bức xúc của ta sẽ dần dần phai nhạt đi. Thật ra tiến trình này cũng chỉ là đơn giản như vậy thôi. Nó cần thời gian, nhưng rất có hiệu quả.

Đa số chúng ta thường hay đo lường giá trị ta bằng những năng suất của mình. Nếu như hôm nay tôi không hoàn tất một việc gì, nếu như tôi không viết được trang sách nào, gặp một người nào, nấu được chiếc bánh nào, kiếm thêm đồng nào, bán được một món hàng nào, mua được một món hàng nào, ký được hợp đồng nào… thì tôi đã hoang phí một ngày, tôi là người vô dụng. Chúng ta không bao giờ cho rằng mình có một giá trị nào hết, nếu như ta chỉ tiếp xúc với sự sống, và đơn sơ có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại mà thôi. Và cũng vì nhận thức sai lầm ấy mà “chờ đợi” đã trở thành nguyên nhân của sự bất an, khi ta chỉ nghĩ đến những gì đáng lẽ mình có thể hoàn tất được trong giờ phút này.

Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần “sự có mặt” hay là “thời giờ” của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết. Khi chúng ta biết buông bỏ những bận rộn và bớt đi những lao tác, trở về với với một sự tĩnh lặng, trong sáng tự nhiên, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc, an vui và biết bao dung hơn, cho dù chung quanh ta không có gì xảy ra.

Đó là một món quà tặng quý giá mà không ai có thể mua được. Chúng là kết quả tự nhiên của một sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là quyền bẩm sinh của mỗi người chúng ta, mà trong cuộc sống vì quá bận rộn mình đã vô tình đánh mất đi”

Sự sống vẫn đang có mặt

Nhà văn Allen Sauder viết, “Sự sống là những gì xảy đến với chúng ta, trong khi mình đang bận rộn với những toan tính về các kế hoạch khác.” (Life is what happens to us while we are making other plans). Cuộc sống vẫn đang diễn ra trong khi ta bận rộn với một dự án nào đó của tương lai: một chuyến đi, một cuộc gặp gỡ, một hợp đồng, hay một cấp bằng nào đó.

Mà tôi nghĩ chúng ta cũng đừng nên chờ đợi ở tương lai làm gì, vì những gì mình vừa mới nắm bắt được là nó cũng vừa bắt đầu đang phai nhạt đi… Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.

Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoãn đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt.

Món quà của sự chờ đợi

Có câu chuyện vui về một người cưỡi một con ngựa đang phi như bay trên đường. Khi anh và con ngựa chạy ngang qua một khu phố, có vài người quen đứng bên đường thấy vậy gọi với theo, “Anh có việc gì phải đi đâu mà vội vã thế?” Anh ta ngoái đầu lại và nói lớn, “Tôi cũng không biết nữa, hỏi con ngựa kìa!”

Trong thời đại của kỷ nguyên thông tin ngày nay, information age, mọi việc xảy ra rất nhanh lẹ và dồn dập, cuộc sống chúng ta dường như cũng bị lôi cuốn theo cùng với một nhịp độ ấy. Mỗi sáng sớm thức dậy, cái mà ta nhìn đầu tiên là chiếc đồng hồ ở bên cạnh, một ngày của ta cũng được bắt đầu dưới sự chỉ huy của thời giờ. Tốc độ và sự bận rộn trong cuộc sống đôi lúc cũng khiến ta cảm thấy mình cũng giống như anh chàng trong câu truyện ấy.

Có lần tôi đi nghe nhạc với một người bạn. Trong phần giao lưu với khán giả, có người hỏi anh ca sĩ nổi tiếng ấy rằng anh có dự định gì cho tương lai của mình không? Anh đáp, bây giờ sự nghiệp anh vẫn còn “đang lên” nên chưa muốn bị ràng buộc hay nghĩ gì đến tương lai xa xôi hết. Anh chỉ muốn tận hưởng những cơ hội mà anh hiện đang có, dù rằng anh phải tạm gác lại một số công việc quan trọng khác, ngay cả cuộc sống riêng của mình… Mà những gì anh chia sẻ cũng rất thật phải không bạn? Đôi khi chúng ta cũng như người đang cưỡi con ngựa chạy như bay, ta không thể dừng lại được.

Có lẽ cái cảm giác rằng khi ta hoàn tất được một số việc nào đó, đạt được những gì mình muốn, chúng mang lại cho ta một cảm nhận rằng cuộc sống mình có phẩm chất và có hướng đi rõ ràng hơn. Vì vậy cho nên chúng ta lúc nào cũng phải làm một việc gì, theo đuổi một cái gì đó, và khi không làm gì hết ta lại cảm thấy như là mình đang hoang phí thời giờ.

Nhưng nếu như trong cuộc sống, có những lúc ta dừng lại không làm gì, thì đó có là một sự vô ích chăng?

Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những giây phút chờ đợi, bắt ta phải dừng lại, không làm gì hết. Nhưng chúng không phải là những thời gian vô ích đâu bạn! Thật ra đó có thể là món quà quý giá mà cuộc sống thỉnh thoảng dâng tặng cho mình, nếu như ta biết cách tiếp nhận chúng.


Phật pháp ứng dụng món quà của sự chờ đợi

Bà Jan Chozen Bays, một giáo thọ của dòng thiền Nhật bản, có chia sẻ về một món quà quý giá mà sự dừng lại trong cuộc sống vội vã này có thể dâng tặng cho chúng ta.

“Trong đời sống, mỗi khi chúng ta bị bắt buộc phải dừng lại và chờ đợi, ví dụ như khi bị kẹt xe trên đường, ta thường có khuynh hướng muốn làm một cái gì đó để lảng tránh cái cảm giác chờ đợi khó chịu ấy. Ta mở radio lên, gọi điện thoại, xem email, hay ngồi đó bực dọc. Nhưng nếu như ta có một ý thức sáng tỏ về những giây phút chờ đợi ấy, chúng sẽ trở thành những cơ hội thực tập giúp mang lại sự tỉnh thức cho mình trong cuộc sống hằng ngày.”

Chờ đợi là một sự kiện rất bình thường của đời sống nhưng lại thường gây cho chúng ta một cảm xúc khó chịu. Nhưng ta có thể biến đó trở thành một món quà tặng đặc biệt cho chính mình, một cơ hội, một thời gian để thiền tập. Và sự lợi lạc của nó cũng gấp đôi: trước hết, ta chuyển hóa được cảm giác khó chịu, tiêu cực của mình, và thêm nữa, bất cứ một giây phút nào của cuộc sống cũng có thể là một cơ hội thiền tập của ta.

Và sự thực tập này cũng rất là đơn giản. Mỗi khi phải chờ đợi một việc gì, trước hết bạn hãy chú ý đến những cảm thọ nào đang có mặt trong thân mình, chúng là biểu hiện của những ý nghĩ và cảm xúc vội vã trong ta như là sự nôn nóng, bất an. Và mỗi lần ta không để cho những ý nghĩ và cảm xúc ấy biến trở thành quả trái, ví dụ như sự bực tức khi bị kẹt xe, hay nôn nóng vì người xếp hàng phía trước quá chậm, là ta đang làm giảm bớt đi năng lượng tiêu cực của những tập quán, thói quen xưa cũ trong tâm mình.

Nếu như ta đừng để bánh xe tâm của mình tiếp tục lăn theo cùng một vết lún sâu trên con đường mòn dẫn ta đi xuống một con đầm lầy, thì rồi một ngày vết lún ấy cũng sẽ được phủ lấp lại bằng phẳng như xưa. Cuối cùng rồi thì những thói quen bực tức, những phản ứng bức xúc của ta sẽ dần dần phai nhạt đi. Thật ra tiến trình này cũng chỉ là đơn giản như vậy thôi. Nó cần thời gian, nhưng rất có hiệu quả.

Đa số chúng ta thường hay đo lường giá trị ta bằng những năng suất của mình. Nếu như hôm nay tôi không hoàn tất một việc gì, nếu như tôi không viết được trang sách nào, gặp một người nào, nấu được chiếc bánh nào, kiếm thêm đồng nào, bán được một món hàng nào, mua được một món hàng nào, ký được hợp đồng nào… thì tôi đã hoang phí một ngày, tôi là người vô dụng. Chúng ta không bao giờ cho rằng mình có một giá trị nào hết, nếu như ta chỉ tiếp xúc với sự sống, và đơn sơ có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại mà thôi. Và cũng vì nhận thức sai lầm ấy mà “chờ đợi” đã trở thành nguyên nhân của sự bất an, khi ta chỉ nghĩ đến những gì đáng lẽ mình có thể hoàn tất được trong giờ phút này.

Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần “sự có mặt” hay là “thời giờ” của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết. Khi chúng ta biết buông bỏ những bận rộn và bớt đi những lao tác, trở về với với một sự tĩnh lặng, trong sáng tự nhiên, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc, an vui và biết bao dung hơn, cho dù chung quanh ta không có gì xảy ra.

Đó là một món quà tặng quý giá mà không ai có thể mua được. Chúng là kết quả tự nhiên của một sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là quyền bẩm sinh của mỗi người chúng ta, mà trong cuộc sống vì quá bận rộn mình đã vô tình đánh mất đi”

Sự sống vẫn đang có mặt

Nhà văn Allen Sauder viết, “Sự sống là những gì xảy đến với chúng ta, trong khi mình đang bận rộn với những toan tính về các kế hoạch khác.” (Life is what happens to us while we are making other plans). Cuộc sống vẫn đang diễn ra trong khi ta bận rộn với một dự án nào đó của tương lai: một chuyến đi, một cuộc gặp gỡ, một hợp đồng, hay một cấp bằng nào đó.

Mà tôi nghĩ chúng ta cũng đừng nên chờ đợi ở tương lai làm gì, vì những gì mình vừa mới nắm bắt được là nó cũng vừa bắt đầu đang phai nhạt đi… Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.

Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoãn đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt.
Đọc thêm..