Lại một mùa đông nữa đến. Cái lạnh tái tê như ngàn mũi kim châm vào da thịt. Có khi cái lạnh len lỏi vào tận cùng lòng người. Đôi lúc nó như bất chợt châm thẳng vào trái tim buốt nhói từng cơn. Gió rít lên từng chặp, tiếng gió tựa như bà lão đau răng rên hừ hừ. Đôi môi Thu tê cóng, hai hàm răng va vào nhau lập cập. 


Phật pháp ứng dụng cánh én mùa xuân

Cô thở ra, rồi lấy hai bàn tay khum lại hứng lấy xoa xoa cho ấm. Năm nay cái lạnh đến sớm hơn và theo như dự báo – mùa đông sẽ kèm theo nhiều cơn mưa và những đợt áp thấp nhiệt đới xen kẽ. Mùa đông, là mùa của đôi lứa yêu nhau và tìm về nhau để sưởi ấm. Đó cũng là mùa cưới. Là mùa những đàn chim di trú đi tìm miền đất hứa. Còn với Thu – lại là mùa cô đơn.

Thu dồn những cành hoa còn lại trong ngày vào một cái thùng. Cô dọn vệ sinh thau chậu, để chuẩn bị cho ngày lấy hàng sớm mai. Hôm nay cô bán cũng tàm tạm. Chủ yếu là hoa Cát tường, Lạy ơn hồng và đỏ, nhiều nhất vẫn là các nhánh Lan. Hoa Hồng hình như ít ai mua vào mùa này, ngoại trừ là khách mua theo đơn đặt hàng.

Lượng hoa Hồng còn hơi nhiều. Loài hoa minh chứng cho tình yêu, nhưng tình yêu qua hoa dường như cũng đã mai một trong thời đại chuộng kỹ thuật và thực dụng. Nào là

– Nhung hồng với cánh hoa pha sắc tím dịu dàng. Hồng vàng như một nàng tiểu thư kiêu kỳ con nhà cành vàng lá ngọc. Những cánh Hồng tiểu muội có phần dân dã, thân thiện hơn. Đặc biệt, vẫn không thể sánh với loài Nhung đỏ. Loại này hoa lớn, cánh dày, thân to lá xanh đậm. 

Nàng Nhung đỏ giương những cái gai sắc nhọn, lại còn hơi khum xuống giống như móc câu, màu nổi bật. Những móc gai ấy, chàng trai nào bị nàng móc phải không để lại thương tích thì cũng xuýt xoa đôi chút:

- Mi đẹp thế này mà ít ai để mắt tới, có phải mi quá tự cao, tự phụ – rằng ta “ nữ hoàng của các loài hoa.” Ta chỉ dành cho các đấng minh vương công tử. Còn các thần dân thì đừng hòng có ý mơ mộng tới chứ gì. Thật trớ trêu! Mi càng đẹp thì lại càng cô đơn hơn…”

Nhánh Nhung rung rinh trong tay cô như không đồng tình với lời kết luận ấy.

- Thôi được – Mi không đồng tình thì thôi! Cô lặt bớt những cánh hoa bị dập kém sắc, để chúng lúc nào cũng tươi rói, rạng rỡ. Cô vẫn thường nói chuyện với chúng như người bạn, bởi cô biết chúng nghe và hiểu được. Cô vừa làm vừa nói chuyện không để ý một người khách mới bước vào.

- Chào cô, này cô ơi… ơi – Cô có thể cho tôi một bó hoa đặc biệt… Tiếng ông khách hỏi sang lần thứ hai cô mới giật mình quay lại.

- Chào ông. Ông cần mua gì ạ? Xin lỗi tôi không chú ý – Cô trả lời.

- Cô cho tôi một bó, nhưng nó phải bao hàm được nghĩa: “Thật cao sang nhưng đừng quá lộ liễu, đầy ắp tình thương và bao dung, một chút thẹn thùng của cô gái, một tí của mệnh phụ phu nhân. Thêm một tẹo hương đồng gió nội…”- Ông khách nói yêu cầu của mình. Đôi mắt không ngớt nhìn Thu, vừa như chờ đợi, vừa như giải bày lòng mình.

- Theo yêu cầu của ông, có lẽ tôi sẽ phải gói hết cửa hàng hoa này mất – Cô đùa và nhìn ông khách đầy thích thú xen một chút phân vân, lạ lẫm.

- Xin ông vui lòng đợi một lát. Cô nói và nhìn lại ông khách một lần nữa để khẳng định đây không phải là một yêu cầu đùa cợt như một vài người tới mua hoa tán tỉnh. Không hiểu sao, Thu chợt nhận ra nơi lòng mình một niềm vui, ấm áp, mới lạ!

- Phải mất nửa tiếng sau cô mới gói xong bó hoa đặc biệt đó. Mặc dù nó không đầy đủ lắm. Cô ôm bó hoa trân trọng trao cho ông khách và nói:

- Lẵng hoa này ông phải tặng cho một người thật đặc biệt. Nhưng ước gì… Cô bỏ lửng câu nói.

- Sao, cô nói sao? Ông khách ngạc nhiên hỏi lại. Nét tươi vui hiện rõ trong ánh nhìn tràn đầy cảm xúc và hy vọng của ông.

- Ồ! không có gì. Chúc ông vạn sự may mắn – Cô bẻn lẻn
nói lời tiễn khách.

- Cám ơn cô – Ông khách đáp lễ. Ra đến cửa ông còn tần ngần quay lại muốn nói thêm điều gì đó, nhưng lại im lặng bước đi. Thu nhìn theo ông, mơ hồ hiểu ông khách muốn nói điều gì với mình. Ông đã đi xa, nhưng trong cô dào dạt một niềm luyến nhớ, ngẩn ngơ…

Cả thành phố như đang chuẩn bị cho ngày giao thoa giữa trời và đất đầu năm mới. Giao thoa giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt hơn là giữa con người với con người. Tâm trạng ai ai cũng như vừa nô nức, vừa lo lắng. Phố xá sáng trưng với muôn ánh đèn rực rỡ. Rộn ràng với đủ màu sắc áo hòa với trăm hoa khoe thắm. Thành phố như đang thở nhanh hơn. Cứ nhìn dòng người lưu chuyển không ngừng nghỉ, đầy vội vã khắp phố phường thì biết nhịp sống đang sôi động đến dường nào.

Mặc dù, công việc mua bán những ngày cuối năm thật bận rộn, nhưng trong lòng cô luôn đau đáu một nỗi buồn, một nỗi nhớ mà không sao có thể bù lấp được. Cô nhớ mẹ –Người đã cho cô may mắn hiện diện trên cõi đời này, rồi lại vội vã bỏ cô bơ vơ. 

Những lời Người nhắn nhủ trước lúc ra đi, cứ xoáy vào trái tim non nớt của cô đau nhói. Cửa hàng hoa bé nhỏ của mẹ, giờ được chuyển thành phương kế sinh nhai cả đời cô. Cô yêu từng cánh hoa, từng loài hoa, cho dù cô không hiểu hết chúng như Bà. Cô luôn có cảm giác là mẹ hóa thân vào chúng: “Lòng Mẹ độ lượng thanh cao như đóa Sen. Thẹn thùng mong manh như nàng Violet. Chung tình như nhánh Lưu ly bé nhỏ nhưng vẫn kiên cường như bụi Xương rồng trước gian truân cuộc đời. 

Dù thế, Mẹ vẫn không mất đi nét kiêu sa bông Hồng vàng rực rỡ. Một chút hoang dại của Sim, thoang thoảng tóc mẹ mùi Hoàng lan, mỗi khi cô được mẹ ôm vào lòng… Mẹ – trong lòng cô như một vị thần. Cô nói thầm với chính mình. Cô nhớ lại hôm gặp ông khách lần trước. Cô gói cho ông bó hoa như gói tất cả lòng cô cho Mẹ. Cứ mỗi lần nhớ Bà, nước mắt lại dâng tràn khóe mi. Cô nuốt nước mắt vào trong, lại thì thầm gọi: “Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi”.

- Chào cô, giao thừa rồi mà cô vẫn chưa nghỉ sao? Ông khách hôm trước ở đâu bỗng dưng xuất hiện. - Cô ngước lên và chạm phải đôi mắt đang chăm chú nhìn vào cô như dò hỏi. Ánh mắt hai người giao nhau ngỡ ngàng. Cô thẹn thùng cúi xuống che lấp một điều gì đó vừa lóe lên và hình như trái tim cô vừa đập lỗi nhịp.

- Ôi ! chào ông. Rất vui được gặp lại ông, Ông cần gì không? Cô hỏi giọng hân ho-an.

- Vậy lần này cô cho tôi một bó, mà nó phải gói hết trái tim và cả tình yêu của tôi trong đó. Ông khách yêu cầu, nhưng đôi mắt ông như lại biết cười – ông tiếp, giọng chân thành:

- Cô thử nhìn xem, tôi trông có già lắm không?. Cô có thể vui lòng gọi tôi bằng “anh” thay cho lời chúc may mắn năm mới được không?” Câu nói bất ngờ của ông, khiến Thu ngại ngùng, hơi cúi
đầu, bối rối.

- Dạ..dạ… Thu ấp úng. Cô mạnh dạn ngẩng lên, nhìn lại ông như để suy đoán. Quả là ông không là già, mà cũng chẳng còn trẻ. Khuôn mặt dày dạn phong sương. Điểm đặc biệt là đôi mắt sâu hun hút đầy bí ẩn và ấm áp. Cô lắc lắc cái đầu như cố xua đuổi ý nghĩ vừa hé mở:

- Anh.. anh.. chúc năm mới an lành!” Cô lí nhí nói và trao bó hoa cho người.

- Em có thể đón nhận nó không?
Ông đưa ngược lại bó hoa cho cô:

“Anh xin tặng em và cho phép anh được mời em đi dạo một lát. Ta đi đón thời phút giao thời thiêng liêng của vũ trụ và của tình yêu…”

Thu e lệ, đi nép vào vai anh. Anh choàng tay qua vai cô kéo nhẹ vào lòng như che chở. Bầu trời sáng bừng. Những bông hoa, bao ánh mắt, nụ cười của mọi người xung quanh sáng lên lấp lánh hạnh phúc. Cô nói thầm: “Con cám ơn Mẹ!”

Xem thêm:

Cánh én mùa xuân

Lại một mùa đông nữa đến. Cái lạnh tái tê như ngàn mũi kim châm vào da thịt. Có khi cái lạnh len lỏi vào tận cùng lòng người. Đôi lúc nó như bất chợt châm thẳng vào trái tim buốt nhói từng cơn. Gió rít lên từng chặp, tiếng gió tựa như bà lão đau răng rên hừ hừ. Đôi môi Thu tê cóng, hai hàm răng va vào nhau lập cập. 


Phật pháp ứng dụng cánh én mùa xuân

Cô thở ra, rồi lấy hai bàn tay khum lại hứng lấy xoa xoa cho ấm. Năm nay cái lạnh đến sớm hơn và theo như dự báo – mùa đông sẽ kèm theo nhiều cơn mưa và những đợt áp thấp nhiệt đới xen kẽ. Mùa đông, là mùa của đôi lứa yêu nhau và tìm về nhau để sưởi ấm. Đó cũng là mùa cưới. Là mùa những đàn chim di trú đi tìm miền đất hứa. Còn với Thu – lại là mùa cô đơn.

Thu dồn những cành hoa còn lại trong ngày vào một cái thùng. Cô dọn vệ sinh thau chậu, để chuẩn bị cho ngày lấy hàng sớm mai. Hôm nay cô bán cũng tàm tạm. Chủ yếu là hoa Cát tường, Lạy ơn hồng và đỏ, nhiều nhất vẫn là các nhánh Lan. Hoa Hồng hình như ít ai mua vào mùa này, ngoại trừ là khách mua theo đơn đặt hàng.

Lượng hoa Hồng còn hơi nhiều. Loài hoa minh chứng cho tình yêu, nhưng tình yêu qua hoa dường như cũng đã mai một trong thời đại chuộng kỹ thuật và thực dụng. Nào là

– Nhung hồng với cánh hoa pha sắc tím dịu dàng. Hồng vàng như một nàng tiểu thư kiêu kỳ con nhà cành vàng lá ngọc. Những cánh Hồng tiểu muội có phần dân dã, thân thiện hơn. Đặc biệt, vẫn không thể sánh với loài Nhung đỏ. Loại này hoa lớn, cánh dày, thân to lá xanh đậm. 

Nàng Nhung đỏ giương những cái gai sắc nhọn, lại còn hơi khum xuống giống như móc câu, màu nổi bật. Những móc gai ấy, chàng trai nào bị nàng móc phải không để lại thương tích thì cũng xuýt xoa đôi chút:

- Mi đẹp thế này mà ít ai để mắt tới, có phải mi quá tự cao, tự phụ – rằng ta “ nữ hoàng của các loài hoa.” Ta chỉ dành cho các đấng minh vương công tử. Còn các thần dân thì đừng hòng có ý mơ mộng tới chứ gì. Thật trớ trêu! Mi càng đẹp thì lại càng cô đơn hơn…”

Nhánh Nhung rung rinh trong tay cô như không đồng tình với lời kết luận ấy.

- Thôi được – Mi không đồng tình thì thôi! Cô lặt bớt những cánh hoa bị dập kém sắc, để chúng lúc nào cũng tươi rói, rạng rỡ. Cô vẫn thường nói chuyện với chúng như người bạn, bởi cô biết chúng nghe và hiểu được. Cô vừa làm vừa nói chuyện không để ý một người khách mới bước vào.

- Chào cô, này cô ơi… ơi – Cô có thể cho tôi một bó hoa đặc biệt… Tiếng ông khách hỏi sang lần thứ hai cô mới giật mình quay lại.

- Chào ông. Ông cần mua gì ạ? Xin lỗi tôi không chú ý – Cô trả lời.

- Cô cho tôi một bó, nhưng nó phải bao hàm được nghĩa: “Thật cao sang nhưng đừng quá lộ liễu, đầy ắp tình thương và bao dung, một chút thẹn thùng của cô gái, một tí của mệnh phụ phu nhân. Thêm một tẹo hương đồng gió nội…”- Ông khách nói yêu cầu của mình. Đôi mắt không ngớt nhìn Thu, vừa như chờ đợi, vừa như giải bày lòng mình.

- Theo yêu cầu của ông, có lẽ tôi sẽ phải gói hết cửa hàng hoa này mất – Cô đùa và nhìn ông khách đầy thích thú xen một chút phân vân, lạ lẫm.

- Xin ông vui lòng đợi một lát. Cô nói và nhìn lại ông khách một lần nữa để khẳng định đây không phải là một yêu cầu đùa cợt như một vài người tới mua hoa tán tỉnh. Không hiểu sao, Thu chợt nhận ra nơi lòng mình một niềm vui, ấm áp, mới lạ!

- Phải mất nửa tiếng sau cô mới gói xong bó hoa đặc biệt đó. Mặc dù nó không đầy đủ lắm. Cô ôm bó hoa trân trọng trao cho ông khách và nói:

- Lẵng hoa này ông phải tặng cho một người thật đặc biệt. Nhưng ước gì… Cô bỏ lửng câu nói.

- Sao, cô nói sao? Ông khách ngạc nhiên hỏi lại. Nét tươi vui hiện rõ trong ánh nhìn tràn đầy cảm xúc và hy vọng của ông.

- Ồ! không có gì. Chúc ông vạn sự may mắn – Cô bẻn lẻn
nói lời tiễn khách.

- Cám ơn cô – Ông khách đáp lễ. Ra đến cửa ông còn tần ngần quay lại muốn nói thêm điều gì đó, nhưng lại im lặng bước đi. Thu nhìn theo ông, mơ hồ hiểu ông khách muốn nói điều gì với mình. Ông đã đi xa, nhưng trong cô dào dạt một niềm luyến nhớ, ngẩn ngơ…

Cả thành phố như đang chuẩn bị cho ngày giao thoa giữa trời và đất đầu năm mới. Giao thoa giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt hơn là giữa con người với con người. Tâm trạng ai ai cũng như vừa nô nức, vừa lo lắng. Phố xá sáng trưng với muôn ánh đèn rực rỡ. Rộn ràng với đủ màu sắc áo hòa với trăm hoa khoe thắm. Thành phố như đang thở nhanh hơn. Cứ nhìn dòng người lưu chuyển không ngừng nghỉ, đầy vội vã khắp phố phường thì biết nhịp sống đang sôi động đến dường nào.

Mặc dù, công việc mua bán những ngày cuối năm thật bận rộn, nhưng trong lòng cô luôn đau đáu một nỗi buồn, một nỗi nhớ mà không sao có thể bù lấp được. Cô nhớ mẹ –Người đã cho cô may mắn hiện diện trên cõi đời này, rồi lại vội vã bỏ cô bơ vơ. 

Những lời Người nhắn nhủ trước lúc ra đi, cứ xoáy vào trái tim non nớt của cô đau nhói. Cửa hàng hoa bé nhỏ của mẹ, giờ được chuyển thành phương kế sinh nhai cả đời cô. Cô yêu từng cánh hoa, từng loài hoa, cho dù cô không hiểu hết chúng như Bà. Cô luôn có cảm giác là mẹ hóa thân vào chúng: “Lòng Mẹ độ lượng thanh cao như đóa Sen. Thẹn thùng mong manh như nàng Violet. Chung tình như nhánh Lưu ly bé nhỏ nhưng vẫn kiên cường như bụi Xương rồng trước gian truân cuộc đời. 

Dù thế, Mẹ vẫn không mất đi nét kiêu sa bông Hồng vàng rực rỡ. Một chút hoang dại của Sim, thoang thoảng tóc mẹ mùi Hoàng lan, mỗi khi cô được mẹ ôm vào lòng… Mẹ – trong lòng cô như một vị thần. Cô nói thầm với chính mình. Cô nhớ lại hôm gặp ông khách lần trước. Cô gói cho ông bó hoa như gói tất cả lòng cô cho Mẹ. Cứ mỗi lần nhớ Bà, nước mắt lại dâng tràn khóe mi. Cô nuốt nước mắt vào trong, lại thì thầm gọi: “Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi”.

- Chào cô, giao thừa rồi mà cô vẫn chưa nghỉ sao? Ông khách hôm trước ở đâu bỗng dưng xuất hiện. - Cô ngước lên và chạm phải đôi mắt đang chăm chú nhìn vào cô như dò hỏi. Ánh mắt hai người giao nhau ngỡ ngàng. Cô thẹn thùng cúi xuống che lấp một điều gì đó vừa lóe lên và hình như trái tim cô vừa đập lỗi nhịp.

- Ôi ! chào ông. Rất vui được gặp lại ông, Ông cần gì không? Cô hỏi giọng hân ho-an.

- Vậy lần này cô cho tôi một bó, mà nó phải gói hết trái tim và cả tình yêu của tôi trong đó. Ông khách yêu cầu, nhưng đôi mắt ông như lại biết cười – ông tiếp, giọng chân thành:

- Cô thử nhìn xem, tôi trông có già lắm không?. Cô có thể vui lòng gọi tôi bằng “anh” thay cho lời chúc may mắn năm mới được không?” Câu nói bất ngờ của ông, khiến Thu ngại ngùng, hơi cúi
đầu, bối rối.

- Dạ..dạ… Thu ấp úng. Cô mạnh dạn ngẩng lên, nhìn lại ông như để suy đoán. Quả là ông không là già, mà cũng chẳng còn trẻ. Khuôn mặt dày dạn phong sương. Điểm đặc biệt là đôi mắt sâu hun hút đầy bí ẩn và ấm áp. Cô lắc lắc cái đầu như cố xua đuổi ý nghĩ vừa hé mở:

- Anh.. anh.. chúc năm mới an lành!” Cô lí nhí nói và trao bó hoa cho người.

- Em có thể đón nhận nó không?
Ông đưa ngược lại bó hoa cho cô:

“Anh xin tặng em và cho phép anh được mời em đi dạo một lát. Ta đi đón thời phút giao thời thiêng liêng của vũ trụ và của tình yêu…”

Thu e lệ, đi nép vào vai anh. Anh choàng tay qua vai cô kéo nhẹ vào lòng như che chở. Bầu trời sáng bừng. Những bông hoa, bao ánh mắt, nụ cười của mọi người xung quanh sáng lên lấp lánh hạnh phúc. Cô nói thầm: “Con cám ơn Mẹ!”

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bát trăng đầy

Trên đỉnh trời gió hú
Vào khoảng trống mênh mông Ven rừng, cây khiêu vũ
Biển hát khúc muôn trùng.

Cơn mưa nào đêm trước
Còn ẩm ướt xương da
Sỏi đá nằm thiêm thiếp
Mặt đất tràn phong ba.

Những cánh chim tiền kiếp
Còn lưu lạc phương nào
Những con đường ly biệt
Lá rụng vàng chiêm bao.

Hãy nghe từng cơn gió
Cứ thổi suốt đêm ngày
Ai ngồi trên đồi cỏ
Hứng một bát trăng đầy.

Bát trăng đầy

Phật pháp ứng dụng Bát trăng đầy

Trên đỉnh trời gió hú
Vào khoảng trống mênh mông Ven rừng, cây khiêu vũ
Biển hát khúc muôn trùng.

Cơn mưa nào đêm trước
Còn ẩm ướt xương da
Sỏi đá nằm thiêm thiếp
Mặt đất tràn phong ba.

Những cánh chim tiền kiếp
Còn lưu lạc phương nào
Những con đường ly biệt
Lá rụng vàng chiêm bao.

Hãy nghe từng cơn gió
Cứ thổi suốt đêm ngày
Ai ngồi trên đồi cỏ
Hứng một bát trăng đầy.
Đọc thêm..
Đại sư Bạch Ẩn nói: “Thường có một số người hay gom góp thật nhiều để có nếp sống xa hoa, cho sự trù phú của ngôi chùa sẽ làm tăng vẻ hào nhoáng cho việc giảng pháp.

Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ, coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo, xem vẻ đẹp hấp dẫn và sự kiêu ngạo như những đức tính, và cho rằng lòng tin của tín đồ đối với họ là dấu hiệu cho thấy họ đã giác ngộ được pháp Phật. Nhưng đáng buồn nhất là họ đem cái thân xác con người có được này ra làm nô lệ cho sự mưu cầu danh lợi chôn vùi Phật tánh vô thượng dưới những lớp bụi ảo tưởng chồng chất…”
Giải thích:

Thiền sư Bạch Ẩn phân tích để thấy: Sự trù phú của một ngôi chùa, việc ăn nói lưu loát và lòng tin của Phật tử đối với một thiền giả, chưa hẳn đã là thứ biểu trưng cho việc thiền giả đó có đủ Định Tuệ. Đây nói CHƯA HẲN, vì những việc như thế có thể xảy ra với một vị có Định Tuệ nhưng vẫn có thể xảy ra nơi một vị không có Định Tuệ. Phân biệt như thế, để chúng ta hiểu phước báu và Định Tuệ không phải một. Có phước báu chưa hẳn đã có Định Tuệ. Có thể lấy việc hiện tại ở thế gian để chứng tri: Người có thể xây mấy ngôi chùa chưa hẳn đã biết gì về giáo lý thiền, huống là hành thiền để nói là có Định Tuệ. Sự trù phú không phải là Định Tuệ

Tăng ni nếu chẳng niệm Phật, thiền tọa v.v… mà chỉ lo tập trung làm việc phước thiện như cứu trợ, cúng dường các chùa, các trường hạ, lo việc phật sự thì quả báo của những việc đó là sự sung túc, đệ tử đông v.v… chứ không thể là Định Tuệ. Định Tuệ là cái quả của Chỉ Quán, của Niệm Phật Tam Muội v.v… không phải là cái quả phát sinh trực tiếp từ bố thí cúng dường.

Phát tâm tu Phật một thời gian, đây nói tu Phật không nói tu phước, bỗng thấy mọi thứ chung quanh thay đổi: Từ ngôi nhà hay ngôi chùa cũ rích bỗng trở thành nguy nga tráng lệ, tiền bạc bắt đầu hanh thông v.v… thế là cái niệm tự mãn nẩy sinh, cho đó là kết quả tu hành thành công của mình. Ừ, đó là do kết quả tu hành của mình, nhưng chỉ mới ở mặt phước đức, chưa hẳn là do định lực và trí tuệ phát triển. Nếu mình lầm lẫm giữa hai việc này với nhau thì mình rơi vào chỗ mà Đại sư đã nói: “Coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo”.

Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên. Còn mình tu Phật, mình đã khoát lên người chiếc áo của Như Lai thì “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.” Muốn cầu Phật đạo thì Định Tuệ phải có. Không có Định Tuệ thì không có Phật đạo. Bản thân mình đã không có Định Tuệ thì lấy gì để hóa độ chúng sinh hướng về Phật đạo?

Không có Định Tuệ mà phước báu càng lớn thì có khi nguy hại càng nhiều. Bởi nó khiến mình không thể dừng mà cũng không có ý muốn dừng. Mình bị cuốn phăng trong dòng phước báu mênh mông. Ý thức được sự nguy hại của nó, chưa chắc đã thoát ra được, huống là không ý thức, cứ nhập nhèm cái quả phước đức với Định Tuệ?


Phật pháp ứng dụng Phước báu không phải là Định Tuệ

Trong quá trình xây dựng thiền viện Trí Đức, thầy T.H. đã ra đi. Tôi không tiếp xúc nhiều với thầy nhưng vẫn nghe thầy là một người đáng nể trong việc phật sự cũng như tu học, thành nghe tin thầy mất, tôi không khỏi sửng sốt và đau đớn.

Chết và sống là chuyện thường tình ở nhân gian. Không ai chịu trách nhiệm về cái chết của ai được. Bởi con người là kẻ tạo nghiệp và thừa tự cái nghiệp mình tự gây tạo đó. Nhân duyên của thầy như thế thì việc xảy ra là như thế.

Xây dựng Trí Đức cũng là việc phải làm, bởi thiền sinh ngày càng đông và phật tử cần có chỗ tu học. Mọi thứ là cần thiết, không có gì dư thừa. Việc làm và sự ra đi của thầy là cao quí. Nhưng không hiểu sao, cái chết ấy cứ xoáy mạnh vào tâm can tôi như một lời nhắc nhở: Làm phật sự, NẾU KHÔNG KHÉO cũng chính là đang chạy theo tướng bên ngoài. Chạy theo tướng bên ngoài thì giết chết tuệ mạng của người tu. Tuệ mạng của mình đã chết thì tuệ mạng chúng sinh hữu duyên với mình cũng không còn. Bởi lấy gì để hướng chúng sinh của mình về Phật đạo?

Cho nên, ngay với phật sự, mình cũng cần phải sàng lọc xem thứ gì cần thiết, thứ gì dư thừa để cân đối nhịp nhàng giữa Phước Báu và Định Tuệ, giữa tự lợi và lợi tha. Với những hình thức có vẻ như phật sự chứ chưa hẳn là phật sự, mình càng phải cẩn trọng. Bởi thứ gì cũng dễ huân vào tạng thức, làm mầm mống sinh khởi tập nghiệp trong những kiếp sau. Định Tuệ đã lỏng thì chánh dễ thành tà. Tà kiến rồi thì việc lợi tha chưa hẳn là lợi tha.

Thầy Tổ và những bậc đi trước đã xả thân để chúng ta có được chỗ tu học khang trang tươm tất. Có lẽ, điều mong ước của chư vị không gì hơn là lớp hậu sinh có đủ điều kiện và thời gian để tập trung toàn bộ cho việc thực hành xứ mạng mà Như Lai đã giao phó: “Trên cầu Phật đạo. Dưới hóa độ chúng sinh.”

Muốn đền đáp ít nhiều công ơn đó, không gì hơn là phải phát triển Định Tuệ của chính mình, đó là tự lợi. Tự lợi được ít nhiều rồi thì phải lợi tha. Đó là giúp những người hữu duyên với mình cùng phát triển Định Tuệ như mình.

Trên là phần Đại sư cảnh tỉnh người tu về vấn đề hưởng thụ phước báu. Chúng tôi ghi ra đây để chúng ta không lầm phước báu là Định Tuệ. Tăng ni không lầm, phật tử cũng không lầm, thì việc xây dựng một ngôi Tam bảo cho bằng chị bằng em, không phải là cái mốc mà người tu nhắm đến. Không đặt mục tiêu sai lầm, ta mới không vướng vào những chuyện sai lầm.

Nếu một ngôi thiền viện được xây dựng cho thật lớn, không phải để giải quyết việc tu học cho tăng ni và phật tử, nhưng vì xây dựng nó, ta phải đầu tư khá nhiều tâm lực đến nỗi không có thì giờ tu hành, suốt ngày chỉ lo chạy vạy, nợ nần, mượn tiền người không trả v.v... khiến phật tử có cái nhìn không tốt về đạo hạnh của một người tu, thì việc tự lợi của mình còn chưa xong, nói là lợi tha hay truyền bá chánh pháp?

Hòa thượng Thường Chiếu vẫn dạy tăng ni cũng như phật tử nên hoàn chỉnh phần chánh báo cho tốt. Chánh báo tốt rồi thì y báo đương nhiên đầy đủ, không cần phải chạy vạy lo toan. Lo toan chạy vạy đến nỗi quên mất việc tu học cho bản thân, lại khiến tam nghiệp thành bất tịnh, là ta đang đi ngược lại với lời dạy của Phật Tổ. Quả xấu khó tránh khỏi trong tương lai. Đều do thiếu chánh kiến mà ra.

Ăn nói lưu loát chưa hẳn là có trí tuệ Kế, Đại sư dạy về vấn đề ngôn luận: “Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ.” Câu này tương đương với câu ta hay nghe hiện nay ‘Nói thì hay mà làm không hay’. Cái ‘hay’ nói đó là cái hay của việc ‘hay nói’ và ‘nói nhiều’, không phải là cái thực sự ‘hay’ trong việc nói pháp. Vì sao? Vì thứ gì muốn nói hay, dù là pháp thế gian, đòi hỏi phải có trải nghiệm ít nhiều mới có thể nói hay, mới có thể đi vào lòng người, huống là Phật pháp, nhất là pháp tối thượng.

Cho nên, nếu có hay cũng chỉ là cái hay của thế gian, thứ mà ta hay gọi là khéo miệng, hoặc  là  những  cái  hay  thuộc  về  hình tướng như nhân quả v.v… Còn những thứ  thuộc  phần  tâm  thức  thâm sâu, nếu không có sự trải nghiệm ít nhiều thì không thể nói hay.

Thứ gì chỉ do học hỏi không do trải nghiệm mà ra, thì câu trước dù đúng, qua đến câu sau cũng dễ trật, không có sự nhất quán trước sau. Thứ ta thấy nói hay, chẳng qua vì người nói ‘không hay’ mà mình không biết, tưởng là ‘hay’, hoặc mình lấy cái ‘hay’ của  một  sự  này  làm  nền  tảng khỏa lấp hết những cái ‘không hay’ khác  mà  mình  không  biết.  Như  vin vào nốt ruồi đen của người da trắng mà cho người da trắng ấy da đen. Đó là lý do vì sao mình thấy người đó nói hay mà trên sự thì chỉ mới ở phần giới luật đã thấy họ giữ không nổi. Chẳng qua vì những cái họ nói ‘không hay’, mình không đủ trình độ nhận thức để hiểu cho cặn kẽ.

Đứng ở mặt nhân quả mà nói, cái quả mình nhận được trong hiện tại, đều có cái nhân  quá khứ. Mình nói chuyện trên trời mà thiên hạ vẫn tin vẫn nghe, đó là do cái phước cái đức  thời quá khứ. Phải có phước đức thế nào đó ở quá khứ giờ nói thiên hạ mới chịu nghe. Không có cái phước đức ấy làm nền tảng, dẻo miệng bao nhiêu cũng thành vô duyên. Có điều, trong cái phước đang hiện tiền đó, mình dụng cái khéo của mình là vì lợi ích cho người hay vì một lợi ích chung, thì phước tạo phước. Nếu dụng cái phước ấy vì lợi ích cho bản thân thì đó là phước tạo họa. Với các sự khác cũng như vậy.

Phân tích thì như thế, nhưng cái chính không phải để hướng ra ngoài phê phán hay luận bàn mà để thiền giả ‘Phản quan tự kỷ,’ để rút kinh nghiệm cho chính mình.

Phước báu không phải là Định Tuệ

Đại sư Bạch Ẩn nói: “Thường có một số người hay gom góp thật nhiều để có nếp sống xa hoa, cho sự trù phú của ngôi chùa sẽ làm tăng vẻ hào nhoáng cho việc giảng pháp.

Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ, coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo, xem vẻ đẹp hấp dẫn và sự kiêu ngạo như những đức tính, và cho rằng lòng tin của tín đồ đối với họ là dấu hiệu cho thấy họ đã giác ngộ được pháp Phật. Nhưng đáng buồn nhất là họ đem cái thân xác con người có được này ra làm nô lệ cho sự mưu cầu danh lợi chôn vùi Phật tánh vô thượng dưới những lớp bụi ảo tưởng chồng chất…”
Giải thích:

Thiền sư Bạch Ẩn phân tích để thấy: Sự trù phú của một ngôi chùa, việc ăn nói lưu loát và lòng tin của Phật tử đối với một thiền giả, chưa hẳn đã là thứ biểu trưng cho việc thiền giả đó có đủ Định Tuệ. Đây nói CHƯA HẲN, vì những việc như thế có thể xảy ra với một vị có Định Tuệ nhưng vẫn có thể xảy ra nơi một vị không có Định Tuệ. Phân biệt như thế, để chúng ta hiểu phước báu và Định Tuệ không phải một. Có phước báu chưa hẳn đã có Định Tuệ. Có thể lấy việc hiện tại ở thế gian để chứng tri: Người có thể xây mấy ngôi chùa chưa hẳn đã biết gì về giáo lý thiền, huống là hành thiền để nói là có Định Tuệ. Sự trù phú không phải là Định Tuệ

Tăng ni nếu chẳng niệm Phật, thiền tọa v.v… mà chỉ lo tập trung làm việc phước thiện như cứu trợ, cúng dường các chùa, các trường hạ, lo việc phật sự thì quả báo của những việc đó là sự sung túc, đệ tử đông v.v… chứ không thể là Định Tuệ. Định Tuệ là cái quả của Chỉ Quán, của Niệm Phật Tam Muội v.v… không phải là cái quả phát sinh trực tiếp từ bố thí cúng dường.

Phát tâm tu Phật một thời gian, đây nói tu Phật không nói tu phước, bỗng thấy mọi thứ chung quanh thay đổi: Từ ngôi nhà hay ngôi chùa cũ rích bỗng trở thành nguy nga tráng lệ, tiền bạc bắt đầu hanh thông v.v… thế là cái niệm tự mãn nẩy sinh, cho đó là kết quả tu hành thành công của mình. Ừ, đó là do kết quả tu hành của mình, nhưng chỉ mới ở mặt phước đức, chưa hẳn là do định lực và trí tuệ phát triển. Nếu mình lầm lẫm giữa hai việc này với nhau thì mình rơi vào chỗ mà Đại sư đã nói: “Coi việc ăn ngon mặc đẹp là đồng với Phật đạo”.

Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên. Còn mình tu Phật, mình đã khoát lên người chiếc áo của Như Lai thì “Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.” Muốn cầu Phật đạo thì Định Tuệ phải có. Không có Định Tuệ thì không có Phật đạo. Bản thân mình đã không có Định Tuệ thì lấy gì để hóa độ chúng sinh hướng về Phật đạo?

Không có Định Tuệ mà phước báu càng lớn thì có khi nguy hại càng nhiều. Bởi nó khiến mình không thể dừng mà cũng không có ý muốn dừng. Mình bị cuốn phăng trong dòng phước báu mênh mông. Ý thức được sự nguy hại của nó, chưa chắc đã thoát ra được, huống là không ý thức, cứ nhập nhèm cái quả phước đức với Định Tuệ?


Phật pháp ứng dụng Phước báu không phải là Định Tuệ

Trong quá trình xây dựng thiền viện Trí Đức, thầy T.H. đã ra đi. Tôi không tiếp xúc nhiều với thầy nhưng vẫn nghe thầy là một người đáng nể trong việc phật sự cũng như tu học, thành nghe tin thầy mất, tôi không khỏi sửng sốt và đau đớn.

Chết và sống là chuyện thường tình ở nhân gian. Không ai chịu trách nhiệm về cái chết của ai được. Bởi con người là kẻ tạo nghiệp và thừa tự cái nghiệp mình tự gây tạo đó. Nhân duyên của thầy như thế thì việc xảy ra là như thế.

Xây dựng Trí Đức cũng là việc phải làm, bởi thiền sinh ngày càng đông và phật tử cần có chỗ tu học. Mọi thứ là cần thiết, không có gì dư thừa. Việc làm và sự ra đi của thầy là cao quí. Nhưng không hiểu sao, cái chết ấy cứ xoáy mạnh vào tâm can tôi như một lời nhắc nhở: Làm phật sự, NẾU KHÔNG KHÉO cũng chính là đang chạy theo tướng bên ngoài. Chạy theo tướng bên ngoài thì giết chết tuệ mạng của người tu. Tuệ mạng của mình đã chết thì tuệ mạng chúng sinh hữu duyên với mình cũng không còn. Bởi lấy gì để hướng chúng sinh của mình về Phật đạo?

Cho nên, ngay với phật sự, mình cũng cần phải sàng lọc xem thứ gì cần thiết, thứ gì dư thừa để cân đối nhịp nhàng giữa Phước Báu và Định Tuệ, giữa tự lợi và lợi tha. Với những hình thức có vẻ như phật sự chứ chưa hẳn là phật sự, mình càng phải cẩn trọng. Bởi thứ gì cũng dễ huân vào tạng thức, làm mầm mống sinh khởi tập nghiệp trong những kiếp sau. Định Tuệ đã lỏng thì chánh dễ thành tà. Tà kiến rồi thì việc lợi tha chưa hẳn là lợi tha.

Thầy Tổ và những bậc đi trước đã xả thân để chúng ta có được chỗ tu học khang trang tươm tất. Có lẽ, điều mong ước của chư vị không gì hơn là lớp hậu sinh có đủ điều kiện và thời gian để tập trung toàn bộ cho việc thực hành xứ mạng mà Như Lai đã giao phó: “Trên cầu Phật đạo. Dưới hóa độ chúng sinh.”

Muốn đền đáp ít nhiều công ơn đó, không gì hơn là phải phát triển Định Tuệ của chính mình, đó là tự lợi. Tự lợi được ít nhiều rồi thì phải lợi tha. Đó là giúp những người hữu duyên với mình cùng phát triển Định Tuệ như mình.

Trên là phần Đại sư cảnh tỉnh người tu về vấn đề hưởng thụ phước báu. Chúng tôi ghi ra đây để chúng ta không lầm phước báu là Định Tuệ. Tăng ni không lầm, phật tử cũng không lầm, thì việc xây dựng một ngôi Tam bảo cho bằng chị bằng em, không phải là cái mốc mà người tu nhắm đến. Không đặt mục tiêu sai lầm, ta mới không vướng vào những chuyện sai lầm.

Nếu một ngôi thiền viện được xây dựng cho thật lớn, không phải để giải quyết việc tu học cho tăng ni và phật tử, nhưng vì xây dựng nó, ta phải đầu tư khá nhiều tâm lực đến nỗi không có thì giờ tu hành, suốt ngày chỉ lo chạy vạy, nợ nần, mượn tiền người không trả v.v... khiến phật tử có cái nhìn không tốt về đạo hạnh của một người tu, thì việc tự lợi của mình còn chưa xong, nói là lợi tha hay truyền bá chánh pháp?

Hòa thượng Thường Chiếu vẫn dạy tăng ni cũng như phật tử nên hoàn chỉnh phần chánh báo cho tốt. Chánh báo tốt rồi thì y báo đương nhiên đầy đủ, không cần phải chạy vạy lo toan. Lo toan chạy vạy đến nỗi quên mất việc tu học cho bản thân, lại khiến tam nghiệp thành bất tịnh, là ta đang đi ngược lại với lời dạy của Phật Tổ. Quả xấu khó tránh khỏi trong tương lai. Đều do thiếu chánh kiến mà ra.

Ăn nói lưu loát chưa hẳn là có trí tuệ Kế, Đại sư dạy về vấn đề ngôn luận: “Chư vị tưởng có tài hùng biện, ăn nói lưu loát là có trí tuệ.” Câu này tương đương với câu ta hay nghe hiện nay ‘Nói thì hay mà làm không hay’. Cái ‘hay’ nói đó là cái hay của việc ‘hay nói’ và ‘nói nhiều’, không phải là cái thực sự ‘hay’ trong việc nói pháp. Vì sao? Vì thứ gì muốn nói hay, dù là pháp thế gian, đòi hỏi phải có trải nghiệm ít nhiều mới có thể nói hay, mới có thể đi vào lòng người, huống là Phật pháp, nhất là pháp tối thượng.

Cho nên, nếu có hay cũng chỉ là cái hay của thế gian, thứ mà ta hay gọi là khéo miệng, hoặc  là  những  cái  hay  thuộc  về  hình tướng như nhân quả v.v… Còn những thứ  thuộc  phần  tâm  thức  thâm sâu, nếu không có sự trải nghiệm ít nhiều thì không thể nói hay.

Thứ gì chỉ do học hỏi không do trải nghiệm mà ra, thì câu trước dù đúng, qua đến câu sau cũng dễ trật, không có sự nhất quán trước sau. Thứ ta thấy nói hay, chẳng qua vì người nói ‘không hay’ mà mình không biết, tưởng là ‘hay’, hoặc mình lấy cái ‘hay’ của  một  sự  này  làm  nền  tảng khỏa lấp hết những cái ‘không hay’ khác  mà  mình  không  biết.  Như  vin vào nốt ruồi đen của người da trắng mà cho người da trắng ấy da đen. Đó là lý do vì sao mình thấy người đó nói hay mà trên sự thì chỉ mới ở phần giới luật đã thấy họ giữ không nổi. Chẳng qua vì những cái họ nói ‘không hay’, mình không đủ trình độ nhận thức để hiểu cho cặn kẽ.

Đứng ở mặt nhân quả mà nói, cái quả mình nhận được trong hiện tại, đều có cái nhân  quá khứ. Mình nói chuyện trên trời mà thiên hạ vẫn tin vẫn nghe, đó là do cái phước cái đức  thời quá khứ. Phải có phước đức thế nào đó ở quá khứ giờ nói thiên hạ mới chịu nghe. Không có cái phước đức ấy làm nền tảng, dẻo miệng bao nhiêu cũng thành vô duyên. Có điều, trong cái phước đang hiện tiền đó, mình dụng cái khéo của mình là vì lợi ích cho người hay vì một lợi ích chung, thì phước tạo phước. Nếu dụng cái phước ấy vì lợi ích cho bản thân thì đó là phước tạo họa. Với các sự khác cũng như vậy.

Phân tích thì như thế, nhưng cái chính không phải để hướng ra ngoài phê phán hay luận bàn mà để thiền giả ‘Phản quan tự kỷ,’ để rút kinh nghiệm cho chính mình.
Đọc thêm..
Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.


Phật pháp ứng dụng thưởng xuân

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.

Thưởng xuân

Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.


Phật pháp ứng dụng thưởng xuân

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.
Đọc thêm..
Có câu chuyện vui về một người cưỡi một con ngựa đang phi như bay trên đường. Khi anh và con ngựa chạy ngang qua một khu phố, có vài người quen đứng bên đường thấy vậy gọi với theo, “Anh có việc gì phải đi đâu mà vội vã thế?” Anh ta ngoái đầu lại và nói lớn, “Tôi cũng không biết nữa, hỏi con ngựa kìa!”

Trong thời đại của kỷ nguyên thông tin ngày nay, information age, mọi việc xảy ra rất nhanh lẹ và dồn dập, cuộc sống chúng ta dường như cũng bị lôi cuốn theo cùng với một nhịp độ ấy. Mỗi sáng sớm thức dậy, cái mà ta nhìn đầu tiên là chiếc đồng hồ ở bên cạnh, một ngày của ta cũng được bắt đầu dưới sự chỉ huy của thời giờ. Tốc độ và sự bận rộn trong cuộc sống đôi lúc cũng khiến ta cảm thấy mình cũng giống như anh chàng trong câu truyện ấy.

Có lần tôi đi nghe nhạc với một người bạn. Trong phần giao lưu với khán giả, có người hỏi anh ca sĩ nổi tiếng ấy rằng anh có dự định gì cho tương lai của mình không? Anh đáp, bây giờ sự nghiệp anh vẫn còn “đang lên” nên chưa muốn bị ràng buộc hay nghĩ gì đến tương lai xa xôi hết. Anh chỉ muốn tận hưởng những cơ hội mà anh hiện đang có, dù rằng anh phải tạm gác lại một số công việc quan trọng khác, ngay cả cuộc sống riêng của mình… Mà những gì anh chia sẻ cũng rất thật phải không bạn? Đôi khi chúng ta cũng như người đang cưỡi con ngựa chạy như bay, ta không thể dừng lại được.

Có lẽ cái cảm giác rằng khi ta hoàn tất được một số việc nào đó, đạt được những gì mình muốn, chúng mang lại cho ta một cảm nhận rằng cuộc sống mình có phẩm chất và có hướng đi rõ ràng hơn. Vì vậy cho nên chúng ta lúc nào cũng phải làm một việc gì, theo đuổi một cái gì đó, và khi không làm gì hết ta lại cảm thấy như là mình đang hoang phí thời giờ.

Nhưng nếu như trong cuộc sống, có những lúc ta dừng lại không làm gì, thì đó có là một sự vô ích chăng?

Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những giây phút chờ đợi, bắt ta phải dừng lại, không làm gì hết. Nhưng chúng không phải là những thời gian vô ích đâu bạn! Thật ra đó có thể là món quà quý giá mà cuộc sống thỉnh thoảng dâng tặng cho mình, nếu như ta biết cách tiếp nhận chúng.


Phật pháp ứng dụng món quà của sự chờ đợi

Bà Jan Chozen Bays, một giáo thọ của dòng thiền Nhật bản, có chia sẻ về một món quà quý giá mà sự dừng lại trong cuộc sống vội vã này có thể dâng tặng cho chúng ta.

“Trong đời sống, mỗi khi chúng ta bị bắt buộc phải dừng lại và chờ đợi, ví dụ như khi bị kẹt xe trên đường, ta thường có khuynh hướng muốn làm một cái gì đó để lảng tránh cái cảm giác chờ đợi khó chịu ấy. Ta mở radio lên, gọi điện thoại, xem email, hay ngồi đó bực dọc. Nhưng nếu như ta có một ý thức sáng tỏ về những giây phút chờ đợi ấy, chúng sẽ trở thành những cơ hội thực tập giúp mang lại sự tỉnh thức cho mình trong cuộc sống hằng ngày.”

Chờ đợi là một sự kiện rất bình thường của đời sống nhưng lại thường gây cho chúng ta một cảm xúc khó chịu. Nhưng ta có thể biến đó trở thành một món quà tặng đặc biệt cho chính mình, một cơ hội, một thời gian để thiền tập. Và sự lợi lạc của nó cũng gấp đôi: trước hết, ta chuyển hóa được cảm giác khó chịu, tiêu cực của mình, và thêm nữa, bất cứ một giây phút nào của cuộc sống cũng có thể là một cơ hội thiền tập của ta.

Và sự thực tập này cũng rất là đơn giản. Mỗi khi phải chờ đợi một việc gì, trước hết bạn hãy chú ý đến những cảm thọ nào đang có mặt trong thân mình, chúng là biểu hiện của những ý nghĩ và cảm xúc vội vã trong ta như là sự nôn nóng, bất an. Và mỗi lần ta không để cho những ý nghĩ và cảm xúc ấy biến trở thành quả trái, ví dụ như sự bực tức khi bị kẹt xe, hay nôn nóng vì người xếp hàng phía trước quá chậm, là ta đang làm giảm bớt đi năng lượng tiêu cực của những tập quán, thói quen xưa cũ trong tâm mình.

Nếu như ta đừng để bánh xe tâm của mình tiếp tục lăn theo cùng một vết lún sâu trên con đường mòn dẫn ta đi xuống một con đầm lầy, thì rồi một ngày vết lún ấy cũng sẽ được phủ lấp lại bằng phẳng như xưa. Cuối cùng rồi thì những thói quen bực tức, những phản ứng bức xúc của ta sẽ dần dần phai nhạt đi. Thật ra tiến trình này cũng chỉ là đơn giản như vậy thôi. Nó cần thời gian, nhưng rất có hiệu quả.

Đa số chúng ta thường hay đo lường giá trị ta bằng những năng suất của mình. Nếu như hôm nay tôi không hoàn tất một việc gì, nếu như tôi không viết được trang sách nào, gặp một người nào, nấu được chiếc bánh nào, kiếm thêm đồng nào, bán được một món hàng nào, mua được một món hàng nào, ký được hợp đồng nào… thì tôi đã hoang phí một ngày, tôi là người vô dụng. Chúng ta không bao giờ cho rằng mình có một giá trị nào hết, nếu như ta chỉ tiếp xúc với sự sống, và đơn sơ có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại mà thôi. Và cũng vì nhận thức sai lầm ấy mà “chờ đợi” đã trở thành nguyên nhân của sự bất an, khi ta chỉ nghĩ đến những gì đáng lẽ mình có thể hoàn tất được trong giờ phút này.

Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần “sự có mặt” hay là “thời giờ” của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết. Khi chúng ta biết buông bỏ những bận rộn và bớt đi những lao tác, trở về với với một sự tĩnh lặng, trong sáng tự nhiên, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc, an vui và biết bao dung hơn, cho dù chung quanh ta không có gì xảy ra.

Đó là một món quà tặng quý giá mà không ai có thể mua được. Chúng là kết quả tự nhiên của một sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là quyền bẩm sinh của mỗi người chúng ta, mà trong cuộc sống vì quá bận rộn mình đã vô tình đánh mất đi”

Sự sống vẫn đang có mặt

Nhà văn Allen Sauder viết, “Sự sống là những gì xảy đến với chúng ta, trong khi mình đang bận rộn với những toan tính về các kế hoạch khác.” (Life is what happens to us while we are making other plans). Cuộc sống vẫn đang diễn ra trong khi ta bận rộn với một dự án nào đó của tương lai: một chuyến đi, một cuộc gặp gỡ, một hợp đồng, hay một cấp bằng nào đó.

Mà tôi nghĩ chúng ta cũng đừng nên chờ đợi ở tương lai làm gì, vì những gì mình vừa mới nắm bắt được là nó cũng vừa bắt đầu đang phai nhạt đi… Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.

Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoãn đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt.

Món quà của sự chờ đợi

Có câu chuyện vui về một người cưỡi một con ngựa đang phi như bay trên đường. Khi anh và con ngựa chạy ngang qua một khu phố, có vài người quen đứng bên đường thấy vậy gọi với theo, “Anh có việc gì phải đi đâu mà vội vã thế?” Anh ta ngoái đầu lại và nói lớn, “Tôi cũng không biết nữa, hỏi con ngựa kìa!”

Trong thời đại của kỷ nguyên thông tin ngày nay, information age, mọi việc xảy ra rất nhanh lẹ và dồn dập, cuộc sống chúng ta dường như cũng bị lôi cuốn theo cùng với một nhịp độ ấy. Mỗi sáng sớm thức dậy, cái mà ta nhìn đầu tiên là chiếc đồng hồ ở bên cạnh, một ngày của ta cũng được bắt đầu dưới sự chỉ huy của thời giờ. Tốc độ và sự bận rộn trong cuộc sống đôi lúc cũng khiến ta cảm thấy mình cũng giống như anh chàng trong câu truyện ấy.

Có lần tôi đi nghe nhạc với một người bạn. Trong phần giao lưu với khán giả, có người hỏi anh ca sĩ nổi tiếng ấy rằng anh có dự định gì cho tương lai của mình không? Anh đáp, bây giờ sự nghiệp anh vẫn còn “đang lên” nên chưa muốn bị ràng buộc hay nghĩ gì đến tương lai xa xôi hết. Anh chỉ muốn tận hưởng những cơ hội mà anh hiện đang có, dù rằng anh phải tạm gác lại một số công việc quan trọng khác, ngay cả cuộc sống riêng của mình… Mà những gì anh chia sẻ cũng rất thật phải không bạn? Đôi khi chúng ta cũng như người đang cưỡi con ngựa chạy như bay, ta không thể dừng lại được.

Có lẽ cái cảm giác rằng khi ta hoàn tất được một số việc nào đó, đạt được những gì mình muốn, chúng mang lại cho ta một cảm nhận rằng cuộc sống mình có phẩm chất và có hướng đi rõ ràng hơn. Vì vậy cho nên chúng ta lúc nào cũng phải làm một việc gì, theo đuổi một cái gì đó, và khi không làm gì hết ta lại cảm thấy như là mình đang hoang phí thời giờ.

Nhưng nếu như trong cuộc sống, có những lúc ta dừng lại không làm gì, thì đó có là một sự vô ích chăng?

Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những giây phút chờ đợi, bắt ta phải dừng lại, không làm gì hết. Nhưng chúng không phải là những thời gian vô ích đâu bạn! Thật ra đó có thể là món quà quý giá mà cuộc sống thỉnh thoảng dâng tặng cho mình, nếu như ta biết cách tiếp nhận chúng.


Phật pháp ứng dụng món quà của sự chờ đợi

Bà Jan Chozen Bays, một giáo thọ của dòng thiền Nhật bản, có chia sẻ về một món quà quý giá mà sự dừng lại trong cuộc sống vội vã này có thể dâng tặng cho chúng ta.

“Trong đời sống, mỗi khi chúng ta bị bắt buộc phải dừng lại và chờ đợi, ví dụ như khi bị kẹt xe trên đường, ta thường có khuynh hướng muốn làm một cái gì đó để lảng tránh cái cảm giác chờ đợi khó chịu ấy. Ta mở radio lên, gọi điện thoại, xem email, hay ngồi đó bực dọc. Nhưng nếu như ta có một ý thức sáng tỏ về những giây phút chờ đợi ấy, chúng sẽ trở thành những cơ hội thực tập giúp mang lại sự tỉnh thức cho mình trong cuộc sống hằng ngày.”

Chờ đợi là một sự kiện rất bình thường của đời sống nhưng lại thường gây cho chúng ta một cảm xúc khó chịu. Nhưng ta có thể biến đó trở thành một món quà tặng đặc biệt cho chính mình, một cơ hội, một thời gian để thiền tập. Và sự lợi lạc của nó cũng gấp đôi: trước hết, ta chuyển hóa được cảm giác khó chịu, tiêu cực của mình, và thêm nữa, bất cứ một giây phút nào của cuộc sống cũng có thể là một cơ hội thiền tập của ta.

Và sự thực tập này cũng rất là đơn giản. Mỗi khi phải chờ đợi một việc gì, trước hết bạn hãy chú ý đến những cảm thọ nào đang có mặt trong thân mình, chúng là biểu hiện của những ý nghĩ và cảm xúc vội vã trong ta như là sự nôn nóng, bất an. Và mỗi lần ta không để cho những ý nghĩ và cảm xúc ấy biến trở thành quả trái, ví dụ như sự bực tức khi bị kẹt xe, hay nôn nóng vì người xếp hàng phía trước quá chậm, là ta đang làm giảm bớt đi năng lượng tiêu cực của những tập quán, thói quen xưa cũ trong tâm mình.

Nếu như ta đừng để bánh xe tâm của mình tiếp tục lăn theo cùng một vết lún sâu trên con đường mòn dẫn ta đi xuống một con đầm lầy, thì rồi một ngày vết lún ấy cũng sẽ được phủ lấp lại bằng phẳng như xưa. Cuối cùng rồi thì những thói quen bực tức, những phản ứng bức xúc của ta sẽ dần dần phai nhạt đi. Thật ra tiến trình này cũng chỉ là đơn giản như vậy thôi. Nó cần thời gian, nhưng rất có hiệu quả.

Đa số chúng ta thường hay đo lường giá trị ta bằng những năng suất của mình. Nếu như hôm nay tôi không hoàn tất một việc gì, nếu như tôi không viết được trang sách nào, gặp một người nào, nấu được chiếc bánh nào, kiếm thêm đồng nào, bán được một món hàng nào, mua được một món hàng nào, ký được hợp đồng nào… thì tôi đã hoang phí một ngày, tôi là người vô dụng. Chúng ta không bao giờ cho rằng mình có một giá trị nào hết, nếu như ta chỉ tiếp xúc với sự sống, và đơn sơ có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại mà thôi. Và cũng vì nhận thức sai lầm ấy mà “chờ đợi” đã trở thành nguyên nhân của sự bất an, khi ta chỉ nghĩ đến những gì đáng lẽ mình có thể hoàn tất được trong giờ phút này.

Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần “sự có mặt” hay là “thời giờ” của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết. Khi chúng ta biết buông bỏ những bận rộn và bớt đi những lao tác, trở về với với một sự tĩnh lặng, trong sáng tự nhiên, mình sẽ cảm thấy hạnh phúc, an vui và biết bao dung hơn, cho dù chung quanh ta không có gì xảy ra.

Đó là một món quà tặng quý giá mà không ai có thể mua được. Chúng là kết quả tự nhiên của một sự có mặt trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là quyền bẩm sinh của mỗi người chúng ta, mà trong cuộc sống vì quá bận rộn mình đã vô tình đánh mất đi”

Sự sống vẫn đang có mặt

Nhà văn Allen Sauder viết, “Sự sống là những gì xảy đến với chúng ta, trong khi mình đang bận rộn với những toan tính về các kế hoạch khác.” (Life is what happens to us while we are making other plans). Cuộc sống vẫn đang diễn ra trong khi ta bận rộn với một dự án nào đó của tương lai: một chuyến đi, một cuộc gặp gỡ, một hợp đồng, hay một cấp bằng nào đó.

Mà tôi nghĩ chúng ta cũng đừng nên chờ đợi ở tương lai làm gì, vì những gì mình vừa mới nắm bắt được là nó cũng vừa bắt đầu đang phai nhạt đi… Chúng ta chỉ có mỗi giây phút này thôi, dầu có vội vã đến đâu bạn cũng không thể nào sống trong hai giây phút cùng một lần được.

Trong những giây phút dừng lại, và có mặt với hiện tại, những dự án tương lai của ta có thể bị chậm bớt hay trì hoãn đi, nhưng bạn biết không, điều mà ta có thể sẽ tìm lại được trong giây phút ấy là cuộc đời của chính mình. Và dù ta có hoàn tất được gì hay không, sự sống nhiệm mầu, con đường hạnh phúc, vẫn đang hiện hữu ở bất cứ nơi nào mình thật sự trọn vẹn có mặt.
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng thì thầm với cõi vô thường

Thì thầm với lá vàng rơi
Lìa cành rồi biết cuộc đời về đâu 
Trời bày chi chuyện bể dâu
Lá xanh mấy chốc vàng mau thu tàn

Thì thầm với mảnh trăng vàng
Một vầng sáng bạc hồng hoang bao đời 
Tròn rồi lại khuyết chơi vơi
Hẹn thề in đậm trong đời chờ ai

Thì thầm với giọt sương mai
Long lanh dáng ngọc đời dài là bao
Đành thôi nào trách trời cao 
Nhẹ đưa cơn gió đã vào xa xưa

Thì thầm với những hạt mưa
Hạt rơi xuống đất hạt vừa trên cây 
Trôi theo sông suối nào đây
Tiếc chăng một thuở là mây bồng bềnh

Thì thầm với cõi mông mênh
Những vì sao lạc nương mình nơi nao 
Nào đêm vằng vặc trên cao
Giờ thì cát bụi trở vào u minh

Thì thầm với trái tim mình
Chữ yêu mang nặng chữ tình vấn vương 
Tình dân tình nước đoạn trường
Còn đâu dư lệ để thương thân mình

Chiến tranh bằm nát tuổi xanh
Tha hương hồn lạc đã đành muôn phương 
Giật mình chợt thấy vô thường
Đời là ảo mộng miên trường cõi không.

Thì thầm với cõi vô thường

Phật pháp ứng dụng thì thầm với cõi vô thường

Thì thầm với lá vàng rơi
Lìa cành rồi biết cuộc đời về đâu 
Trời bày chi chuyện bể dâu
Lá xanh mấy chốc vàng mau thu tàn

Thì thầm với mảnh trăng vàng
Một vầng sáng bạc hồng hoang bao đời 
Tròn rồi lại khuyết chơi vơi
Hẹn thề in đậm trong đời chờ ai

Thì thầm với giọt sương mai
Long lanh dáng ngọc đời dài là bao
Đành thôi nào trách trời cao 
Nhẹ đưa cơn gió đã vào xa xưa

Thì thầm với những hạt mưa
Hạt rơi xuống đất hạt vừa trên cây 
Trôi theo sông suối nào đây
Tiếc chăng một thuở là mây bồng bềnh

Thì thầm với cõi mông mênh
Những vì sao lạc nương mình nơi nao 
Nào đêm vằng vặc trên cao
Giờ thì cát bụi trở vào u minh

Thì thầm với trái tim mình
Chữ yêu mang nặng chữ tình vấn vương 
Tình dân tình nước đoạn trường
Còn đâu dư lệ để thương thân mình

Chiến tranh bằm nát tuổi xanh
Tha hương hồn lạc đã đành muôn phương 
Giật mình chợt thấy vô thường
Đời là ảo mộng miên trường cõi không.

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng xuân hoài vọng


Miền đông bắc xuân về theo gió lạnh
Áng mây chùng ngưng đọng chẳng buồn bay 
Dường thông cảm nỗi lòng người phiêu bạt 
Chờ mong gì ngơ ngác giữa trời tây

Đêm trừ tịch nghe hồn mình trăn trở 
Đón giao thừa đối ẩm một mình ta 
Nhìn khói hương trên bàn thờ nhẹ tỏa 
Ta ngậm ngùi nuối tiếc một thời qua

Xuân hồn nhiên trong những ngày thơ ấu 
Xuân lớn khôn trên đất mẹ đạn cày
Và bao xuân trên quê hương lận đận 
Ta và xuân vẫn nở một trời hoa

Từ chân bước xa lìa miền quê mẹ 
Mỗi xuân về thêm đậm nỗi xót xa 
Đời lữ thứ mơ một ngày trở lại
Xuân Quê Hương tình non nước chan hòa.

Xuân hoài vọng

Phật pháp ứng dụng xuân hoài vọng


Miền đông bắc xuân về theo gió lạnh
Áng mây chùng ngưng đọng chẳng buồn bay 
Dường thông cảm nỗi lòng người phiêu bạt 
Chờ mong gì ngơ ngác giữa trời tây

Đêm trừ tịch nghe hồn mình trăn trở 
Đón giao thừa đối ẩm một mình ta 
Nhìn khói hương trên bàn thờ nhẹ tỏa 
Ta ngậm ngùi nuối tiếc một thời qua

Xuân hồn nhiên trong những ngày thơ ấu 
Xuân lớn khôn trên đất mẹ đạn cày
Và bao xuân trên quê hương lận đận 
Ta và xuân vẫn nở một trời hoa

Từ chân bước xa lìa miền quê mẹ 
Mỗi xuân về thêm đậm nỗi xót xa 
Đời lữ thứ mơ một ngày trở lại
Xuân Quê Hương tình non nước chan hòa.

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng thân cò

Em đến nơi đây một buổi chiều 
Thu vàng xác lá rụng tả tơi 
Chim kêu gọi đàn bay về tổ
Thân lặn phương trời dạ ngẩn ngơ

Mỗi bước chân đi qua phố thị 
Bao người xa lạ nhìn em chạy 
Đắng cay buồn tủi ai chia xẻ 
Cha mẹ đâu rồi bé bơ vơ

Xin một bàn tay người nâng đở 
Chén cơm bát nước đoạn ngày qua 
Cho em sống trọn niềm vui lạ 
Thân cò lặn lội mãi lang thang

Thành phố lên đèn hồng đỏ tím 
Nhà hàng khách sạn người qua lại 
Ông này bà nọ ôi sang quá
Ai thấy em hoài đứng co ro?

Em bước lang thang trên phố chợ 
Về đâu em hỡi mái nhà xưa
Cha ơi mẹ hỡi đâu xa thẳm 
Giòng lệ chan hòa tủi phận em.


Thân cò

Phật pháp ứng dụng thân cò

Em đến nơi đây một buổi chiều 
Thu vàng xác lá rụng tả tơi 
Chim kêu gọi đàn bay về tổ
Thân lặn phương trời dạ ngẩn ngơ

Mỗi bước chân đi qua phố thị 
Bao người xa lạ nhìn em chạy 
Đắng cay buồn tủi ai chia xẻ 
Cha mẹ đâu rồi bé bơ vơ

Xin một bàn tay người nâng đở 
Chén cơm bát nước đoạn ngày qua 
Cho em sống trọn niềm vui lạ 
Thân cò lặn lội mãi lang thang

Thành phố lên đèn hồng đỏ tím 
Nhà hàng khách sạn người qua lại 
Ông này bà nọ ôi sang quá
Ai thấy em hoài đứng co ro?

Em bước lang thang trên phố chợ 
Về đâu em hỡi mái nhà xưa
Cha ơi mẹ hỡi đâu xa thẳm 
Giòng lệ chan hòa tủi phận em.


Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng truyện ngắn trăm chữ

SOUP VI CÁ MẬP

Nam Tào phán hỏi:

-    Các ngươi đã tới số đâu, sao lại kéo đến đây đông thế?
Hồn các con cá mập kêu oan:

-    Chúng con sống ở biển khơi bị bọn người bắt cắt lấy vi bán cho nhà hàng nấu soup,

còn thân họ quăng trở lại biển. Chúng con chết ngộp rất thê thảm.
Nam Tào đau lòng rơi lệ:

- Bọn người mê cứ nghĩ soup vi cá mập là bổ, sung sức... nên gây bao tội nghiệp. Thế giới văn minh đã cấm, đã kêu gọi bảo vệ đời sống hoang dã mà chúng chẳng chịu hồi tâm.

NGĂN SÔNG

Thần Biển trách:

-    Đã lâu không gặp nhau, dạo này ít thấy huynh về chơi.

Thần Sông than thở:
-    Bọn gian tham, tàn độc xây cả chục con đập ngăn
sông. Tại hạ không sao đi được!
Thần Biển vỗ trán:

- Thảo nào có mấy loài thủy tộc nói với ta: Không có lối lội về nguồn để sanh nở.

Thần Sông nắm tay Thần Biển:
- Thảm lắm huynh ơi! Đập ngăn sông làm cho trên ứ dưới cạn. Nhiều loài thuỷ tộc có cơ tuyệt chủng, môi trường bị phá huỷ.

Hai vị nhìn nhau nước mắt lưng tròng.

KINH TẾ

Theo trào lưu chùa to Phật lớn. Thầy danh văn chạy vạy làm cho bằng được nhưng xây xong thì nợ nần tùm lum, kinh phí điều hành lớn. Thầy bảo các huynh đệ:

- Kinh Phật huynh đệ thuộc rồi, bây giờ các vị lo kinh... tế nhé!

Các huynh đệ nhìn nhau nhưng không nói gì, giờ làm vườn có vị than:
- Từ khi được bảo trợ đến giờ chỉ thấy lo kinh tế chẳng có học hành, tu tập gì cả!

Một người khác cảm thán: - Xuất gia vào chùa nào
ngờ gặp cái gia khác!

SỐ HÊN SỐ XUI

Một anh Việt mua thuế xe muốn biển số chín nút. Nhân viên phụ trách bảo:

-    Muốn biển số theo ý thì phải trả thêm tiền.

Anh Việt đồng ý, anh nhân viên vui tính hỏi:
-    Số này có gì hay mà anh chịu trả thêm tiền?

Anh Việt bảo:
-    Số chín nút hên, gặp số bù thì xui.

Không ngờ anh nhân viên
laị là người mộ Phật và học Phật. Anh ta nói với anh Việt kia:

- Mình làm cái gì thì nhận cái nấy, con số sao có thể làm cho mình hên hay xui!
Anh Việt nín thinh.

SÀI HOA TRẤN

Trấn nổi danh phong nhiêu, sung túc, mưa thuận gió hoà. Cư dân thuần hậu, hào hiệp... bao nhiêu người tìm về lập nghiệp. Giang hồ phong cho mỹ hiệu: “Minh Châu Bảo Bối.” Từ khi Hồng giáo chủ xưng hùng thì trấn trở nên tiêu điều, bao phong hoá hay, lệ cũ đẹp đều phế bỏ. Nhiều người đau lòng đành bỏ đi xứ khác lập nghiệp. Giang hồ bốn bể không phục đàm tiếu gán cho nó hỗn danh:

- Ngọc Hành Đông Phương Giáo chủ giận lắm bèn cho
khắc cái biển to tướng:
- Hồng Ngọc Đông Phương.

A DẬU

Ngày xuân rảnh rỗi, mẹ theo A Dậu du xuân viếng danh lam thắng cảnh, đến một ngôi đền to nọ thấy nhiều người vào xem mẹ cũng toan vào, nào ngờ A Dậu kéo tay mẹ bảo:

-    Nị đừng có vào đền này, xúi quẩy lắm, làm ăn lụn bại đấy!

Mẹ ngần ngừ, A Dậu bồi thêm:

-    Bạn của ngộ nói: đền này thờ hung thần, khi sống lão

giết nhiều người lắm, khi chết đàn em thờ để ăn oản đấy mà. Nị nghĩ kỹ đi, sống bất nhân, chết bất an, mình xem sẽ bất hạnh!

ÔNG TRÙM LÀNG MẸO

Làng Mẹo giàu mạnh nhất thiên hạ, hay chu cấp, bảo trợ cho đàn em nên nghiễm nhiên trở thành minh chủ xưa nay. Ấy vậy mà mới đây ông trùm mới của làng lại tuyên bố:

- Làng Mẹo chỉ lo cho làng Mẹo, không có của đâu nuôi báo cô. Các vị tự lo đi!
Đàn em lo lắng, có kẻ vội tìm chủ khác dựa lưng. Nhân sĩ trong làng vốn coi khinh ông trùm:

-    Lão trọc phú lỗ mãng, thiển cận.

Người làng lo lắng:
-    Tự cắt bỏ vây cánh vậy đại bàng khác gì vịt què!


Truyện ngắn trăm chữ

Phật pháp ứng dụng truyện ngắn trăm chữ

SOUP VI CÁ MẬP

Nam Tào phán hỏi:

-    Các ngươi đã tới số đâu, sao lại kéo đến đây đông thế?
Hồn các con cá mập kêu oan:

-    Chúng con sống ở biển khơi bị bọn người bắt cắt lấy vi bán cho nhà hàng nấu soup,

còn thân họ quăng trở lại biển. Chúng con chết ngộp rất thê thảm.
Nam Tào đau lòng rơi lệ:

- Bọn người mê cứ nghĩ soup vi cá mập là bổ, sung sức... nên gây bao tội nghiệp. Thế giới văn minh đã cấm, đã kêu gọi bảo vệ đời sống hoang dã mà chúng chẳng chịu hồi tâm.

NGĂN SÔNG

Thần Biển trách:

-    Đã lâu không gặp nhau, dạo này ít thấy huynh về chơi.

Thần Sông than thở:
-    Bọn gian tham, tàn độc xây cả chục con đập ngăn
sông. Tại hạ không sao đi được!
Thần Biển vỗ trán:

- Thảo nào có mấy loài thủy tộc nói với ta: Không có lối lội về nguồn để sanh nở.

Thần Sông nắm tay Thần Biển:
- Thảm lắm huynh ơi! Đập ngăn sông làm cho trên ứ dưới cạn. Nhiều loài thuỷ tộc có cơ tuyệt chủng, môi trường bị phá huỷ.

Hai vị nhìn nhau nước mắt lưng tròng.

KINH TẾ

Theo trào lưu chùa to Phật lớn. Thầy danh văn chạy vạy làm cho bằng được nhưng xây xong thì nợ nần tùm lum, kinh phí điều hành lớn. Thầy bảo các huynh đệ:

- Kinh Phật huynh đệ thuộc rồi, bây giờ các vị lo kinh... tế nhé!

Các huynh đệ nhìn nhau nhưng không nói gì, giờ làm vườn có vị than:
- Từ khi được bảo trợ đến giờ chỉ thấy lo kinh tế chẳng có học hành, tu tập gì cả!

Một người khác cảm thán: - Xuất gia vào chùa nào
ngờ gặp cái gia khác!

SỐ HÊN SỐ XUI

Một anh Việt mua thuế xe muốn biển số chín nút. Nhân viên phụ trách bảo:

-    Muốn biển số theo ý thì phải trả thêm tiền.

Anh Việt đồng ý, anh nhân viên vui tính hỏi:
-    Số này có gì hay mà anh chịu trả thêm tiền?

Anh Việt bảo:
-    Số chín nút hên, gặp số bù thì xui.

Không ngờ anh nhân viên
laị là người mộ Phật và học Phật. Anh ta nói với anh Việt kia:

- Mình làm cái gì thì nhận cái nấy, con số sao có thể làm cho mình hên hay xui!
Anh Việt nín thinh.

SÀI HOA TRẤN

Trấn nổi danh phong nhiêu, sung túc, mưa thuận gió hoà. Cư dân thuần hậu, hào hiệp... bao nhiêu người tìm về lập nghiệp. Giang hồ phong cho mỹ hiệu: “Minh Châu Bảo Bối.” Từ khi Hồng giáo chủ xưng hùng thì trấn trở nên tiêu điều, bao phong hoá hay, lệ cũ đẹp đều phế bỏ. Nhiều người đau lòng đành bỏ đi xứ khác lập nghiệp. Giang hồ bốn bể không phục đàm tiếu gán cho nó hỗn danh:

- Ngọc Hành Đông Phương Giáo chủ giận lắm bèn cho
khắc cái biển to tướng:
- Hồng Ngọc Đông Phương.

A DẬU

Ngày xuân rảnh rỗi, mẹ theo A Dậu du xuân viếng danh lam thắng cảnh, đến một ngôi đền to nọ thấy nhiều người vào xem mẹ cũng toan vào, nào ngờ A Dậu kéo tay mẹ bảo:

-    Nị đừng có vào đền này, xúi quẩy lắm, làm ăn lụn bại đấy!

Mẹ ngần ngừ, A Dậu bồi thêm:

-    Bạn của ngộ nói: đền này thờ hung thần, khi sống lão

giết nhiều người lắm, khi chết đàn em thờ để ăn oản đấy mà. Nị nghĩ kỹ đi, sống bất nhân, chết bất an, mình xem sẽ bất hạnh!

ÔNG TRÙM LÀNG MẸO

Làng Mẹo giàu mạnh nhất thiên hạ, hay chu cấp, bảo trợ cho đàn em nên nghiễm nhiên trở thành minh chủ xưa nay. Ấy vậy mà mới đây ông trùm mới của làng lại tuyên bố:

- Làng Mẹo chỉ lo cho làng Mẹo, không có của đâu nuôi báo cô. Các vị tự lo đi!
Đàn em lo lắng, có kẻ vội tìm chủ khác dựa lưng. Nhân sĩ trong làng vốn coi khinh ông trùm:

-    Lão trọc phú lỗ mãng, thiển cận.

Người làng lo lắng:
-    Tự cắt bỏ vây cánh vậy đại bàng khác gì vịt què!


Đọc thêm..